Bài 13: KAIZEN TẬP TRUNG SẢN PHẨM CỐT LÕI ĐỂ PHÁT TRIỂN

Nhân viên sale của một công ty thực phẩm, đi chào hàng từ cửa hàng này đến cửa hàng khác, từ quán ăn này đến quán ăn khác, khách hàng liên tục từ chối không mua, trông rất tội nghiệp. Thi thoảng, có một vài chủ quán đồng ý tiếp chuyện. Họ hỏi nhân viên sale: “Những sản phẩm của bạn là gì? Có những gì đặc biệt? Và có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn không?”.

Lúc này, Anh nhân viên sale đưa ra một danh sách rất dài với rất nhiều chủng loại sản phẩm, anh ấy chỉ có thể đọc được tên sản phẩm, đơn giá và chương trình khuyến mãi. Vì thế, khách hàng không thấy bất kỳ sự khác biệt nào và họ đã từ chối khéo: “Em ơi, Chị có nhà cung cấp khác rồi!”. Nhân viên sale buồn bã gửi lại danh sách kèm theo card visit và nói “Nếu chị cần mua gì, Chị nhớ gọi em nhé”.

Kết quả rõ ràng, Anh ta đã không bán được hàng. Bởi vì, có tới 147 mặt hàng trong danh sách, Anh ấy không thể nhớ hết tên các sản phẩm và cũng không nhớ nổi những sự khác biệt, độc đáo và lợi ích của từng sản phẩm. Do đó, Anh ta không thể thuyết phục để chốt sale thành công.

Tệ hơn nữa, tại xưởng sản xuất, tỉ lệ hao hụt và hỏng rất cao, năng suất thấp. Các nhân viên sản xuất cho rằng: “Có quá nhiều sản phẩm, chúng tôi không thể nhớ được, không nhớ các thông số kiểm soát để tuân thủ. Mỗi loại sản phẩm  được sản xuất với số lượng ít, vừa bấm máy đã xong. Vì vậy hao hụt và hỏng rất cao, do phải chuẩn bị và chuyển đổi sản phẩm”.

Trong kho nguyên vật liệu, có rất nhiều nguyên vật liệu, nhiều loại bao bì khác nhau để phục vụ sản xuất. Điều này, gây ra chiếm dụng vốn lớn và nhầm lẫn về chủng loại.

Tại kho thành phẩm, tình hình cũng thế, tồn trữ thành phẩm mỗi thứ một ít. Vì có 147 mặt hàng, tích lũy lại, lượng tồn kho cực lớn.

Dòng tiền của công ty rất kém, doanh thu thấp và bị lỗ.

Thưa các bạn, đây chính là sai lầm của Lãnh đạo, đã quyết định thiết kế và sản xuất quá nhiều chủng loại sản phẩm.

Ban giám đốc đã xem xét, phân tích và đưa ra các hành động Kaizen. Họ xác định lại năng lực cốt lõi của công ty, sử dụng nguyên tắc Pareto, quyết định tập trung sản xuất “Một số ít” mặt hàng chủ lực mà khách hàng cần.

Sau 3 tháng, dòng tiền đã quay trở lại, doanh thu tăng và bắt đầu đã có lợi nhuận.

Vì vậy, Tôi kêu gọi Anh Chị hãy Kaizen để tránh các sai lầm nêu trên. Hãy dựa vào năng lực cốt lõi, tập trung sản xuất kinh doanh “Một số ít” chủng loại sản phẩm chủ lực mà khách hàng cần, nhằm giúp doanh nghiệp phát triển ổn định.

Chúc các bạn thành công và phát triển!

Trần Đình Cửu.

Làm thế nào để chuyển đổi số nhanh & hiệu quả: Xem tại đây