CÀNG ÁP LỰC, CÀNG KHẮC NGHIỆT, CHÚNG TA CÀNG KAIZEN ĐỘT PHÁ ĐỂ THÀNH CÔNG.

Thưa các Bạn, năm 1995 tôi có cơ hội học tập kaizen ngay tại Nhật Bản, phải nói họ đã áp dụng kaizen rất tốt để đưa đất nước trở thành quốc gia phát triển.

Mười năm sau, tôi nghiên cứu, phát hiện thấy một dân tộc khác rất sáng tạo, cải tiến rất mãnh liệt, hiệu quả rất cao, đó chính là Do Thái. Họ mất nước trên 2000 năm, nhưng chỉ trong thời gian lập quốc từ 1948 đến nay, họ đã sáng tạo, cải tiến và đột phá đưa Do Thái lọt vào các quốc gia top 15 trên thế giới.

Sau đó, tôi tiếp tục nghiên cứu và nghiệm ra rằng có một dân tộc khác nữa cũng rất sáng tạo, cải tiến rất độc đáo và hiệu quả, đã tạo ra các chiến tích lừng lẫy khắp thế giới. Đó chính là Dân Tộc Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Theo cảm nhận của riêng tôi, có lẽ chúng ta sáng tạo, cải tiến đột phá rất hiệu quả khi chúng ta trong trạng thái sống còn, dưới áp lực cực kỳ lớn, đầy thách thức khắc nghiệt. Đúng như Ông Bà ta nói “Cái khó ló cái khôn”.

Xin được phép minh họa, trên dòng sông Bạch Đằng đã xảy ra 3 trận thủy chiến nổi tiếng khắp thế giới.

Năm 938, Vua Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán.

Năm 981, Vua Lê Đại Hành đánh tan quân Tống.

Năm 1288, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại phá quân Nguyên Mông.

Thưa các bạn, Tổ Tiên của chúng ta đã sử dụng rất nhiều chiến lược và chiến thuật để đánh bại quân Phương Bắc, trong đó cả 3 trận thủy chiến đều sử dụng cùng chiến thuật “Cắm cọc trên sông Bạch Đằng”. Điều này, minh chứng Ông Cha ta rất linh hoạt, rất sáng tạo, đánh lừa địch và chiến thắng quân thù.

Đúng là trong trạng thái ngàn cân treo sợi tóc, một mất một còn, chúng ta rất sáng tạo, cải tiến đột phá rất hiệu quả. Vì Vậy tôi kêu gọi các Bạn đừng tạo ra môi trường làm việc quá thoải mái, quá an toàn trong doanh nghiệp, vì như vậy sẽ làm “thui chột” năng lực sáng tạo và cải tiến của chúng ta.

Các Bạn hãy tạo ra môi trường làm việc đầy thách thức, áp lực, hãy đặt ra các mục tiêu tham vọng. Chính môi trường như vậy sẽ kích hoạt năng lực sáng tạo, cải tiến của cán bộ nhân viên, họ sẽ tạo ra các giải pháp đột phá vượt qua các áp lực và thách thức đó, giúp công ty phát triển bền vững. Mặt khác, cũng giúp các cá nhân có cơ đồ phát triển trong tương lai tạo hạnh phúc cho chính họ và gia đình.

Chúc các Bạn thành công và phát triển

Trần Đình Cửu
0913918854.

DOANH NGHIỆP BẠN CÓ LÃNG PHÍ KHÔNG?

Xin chào các Anh Chị

Cách đây một năm vào ngày 24/7/2021, Vietnam Express có đưa tin, lãng phí còn lớn hơn cả thất thoát và tham nhũng. Trong bài báo đã nêu các vị lãnh đạo cấp cao nhận định so với những nước phát triển thì đất nước chúng ta lãng phí quá nhiều. Ở các nước như Thụy Điển, Nhật Bản, Hà Lan, … người dân rất tiết kiệm, trong khi chúng ta cực kỳ phung phí. Ngay cả Chủ Tịch Quốc Hội cũng nhận định những thất thoát lãng phí đôi khi còn hơn cả tham nhũng.

Rất nhiều dự án treo, rất nhiều công trình đã khởi công nhưng mãi không kết thúc được, tất cả cứ chờ đợi không khai thác, lãng phí này đi đến lãng phí khác. Đó là điều rất tai hại, là vấn nạn quốc gia, là lãng phí và nó du nhập vào trong gia đình, vào trong doanh nghiệp của chúng ta.

Nói tới đây, tôi nhớ vào năm 2008 khủng hoảng tài chính. Anh Quang – Chủ Tịch Công ty Thủy Sản Minh Phú cũng rất đau đầu để tìm cách làm sao để vượt qua khủng hoảng.

Anh ấy nghe được một vị lãnh đạo ở Hà Nội phát biểu trên truyền hình là phải thực hành tiết kiệm lãng phí. Chính cụm từ “lãng phí” đã kích hoạt anh nhìn vào trong doanh nghiệp của mình và đưa ra các dự án cắt giảm ngay các lãng phí. Anh đã triển khai và thực hiện cắt giảm lãng phí triệt để. Sau sáu tháng, anh đã cắt giảm lãng phí rất tuyệt vời, đồng thời giảm giá bán của con tôm xuống để phù hợp với giá cạnh tranh trong khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng vẫn đảm bảo có được lợi nhuận. Đó là một trong những yếu tố cốt lõi thành công mà đến thời điểm này Công ty Thủy Sản Minh Phú trở thành công ty sản xuất và kinh doanh tôm hàng đầu thế giới.

Vì vậy, các Anh Chị hãy nhìn vào trong doanh nghiệp của mình, trong đó có rất nhiều lãng phí. Đó là những hoạt động, chúng ta tốn công sức làm, nhưng không tạo ra được giá trị. Đó là những thứ chúng ta “CHI RA” nhưng thực sự là “PHÍ”.

Rất tuyệt vời, trên thế giới, người ta đã định dạng ra được 8 loại lãng phí. Nó ở ngay trong vị trí của CEO, ở vị trí lãnh đạo trung gian và ngay tại vị trí nhân viên. Ở bất cứ đâu trong doanh nghiệp đều có lãng phí. Nó đang đốt tiền, đang gặm nhấm lợi nhuận của chúng ta.

Tôi kêu gọi Anh Chị hãy xuống hiện trường, nhìn ra lãng phí và cắt giảm nó ngay. Bởi vì khi ta cắt giảm được 1 đồng chi phí, thì chúng ta sẽ có ngay 1 đồng lợi nhuận.

Tôi gửi đến các Anh Chị Chương trình: 

Chương trình sẽ giúp cho các Anh Chị kaizen tư duy, nắm bắt được các kỹ thuật  xác định các lãng phí để cắt giảm ngay tại hiện trường. Từ đó giúp Anh Chị vượt qua khủng hoảng hiện nay.

Các bạn hãy nhanh tay đăng ký theo thông tin bên dưới nhé.

Link form đăng ký khoá học TẠI ĐÂY

Chúc các bạn áp dụng thành công!
Trần Đình Cửu.
ĐT: 0913.918.854

KAIZEN LIÊN TỤC ĐỂ KHÁCH HÀNG TIN TƯỞNG & KHÂM PHỤC DOANH NGHIỆP CỦA BẠN

Xin chào các bạn,

Hôm nay, tôi đọc trên facebook của một người bạn là anh Quang Hiển đã chia sẻ một bài viết mà khiến tôi phải suy nghĩ. Anh chia sẻ: bên cạnh những cuộc thi hoa hậu uy tín như Hoa Hậu Hoàn Vũ, Hoa Hậu Thế Giới Việt Nam, thì năm 2022 kích hoạt hàng loạt các chương trình hoa hậu khác như Hoa Hậu Siêu Quốc Gia, Hoa Hậu Dân Tộc, Hoa Hậu Du Lịch, Hoa Hậu Thể Thao, Hoa Hậu Quý Bà, Hoa Hậu Doanh Nhân, … Anh Hiển cho rằng, việc ra ngoài ngõ và chạm mặt hoa hậu là chuyện có thật.

Vấn đề này tương tự như đối với doanh nghiệp, ngoài những giải thưởng uy tín như Giải Thưởng Chất Lượng Quốc Gia Việt Nam, Giải Thưởng Sao Vàng Đất Việt, … thì có rất nhiều giải thưởng khác dành cho doanh nghiệp như Giải Thưởng Thương Hiệu, Giải Thưởng Thực Phẩm Xanh, Giải Thưởng sản phẩm …cho trẻ con, …, nói chung là rất nhiều, tôi cũng không nhớ nổi. Tôi gọi hiện tượng này là loạn giải thưởng, loạn hoa hậu.

Dựa trên tinh thần Kaizen, tôi và các bạn không chê bai, mà hãy nhìn chung quanh chúng ta bản chất là như vậy. Chúng ta học tập cả điểm tốt lẫn điểm xấu để ứng dụng cải tiến cho doanh nghiệp mình.

Tại sao lại có loạn giải thưởng, loạn hoa hậu như thế?

Theo quan điểm của tôi, rõ ràng có nhu cầu “bệnh thành tích”. Các nhà tổ chức rất thông minh, họ biết rõ nhu cầu bệnh thành tích, nên đã thiết kế rất nhiều chương trình giải thưởng khác nhau. Đấy là tuyệt chiêu thiết kế “Thị trường ngách”.

Vì vậy, tôi kêu gọi các bạn hãy ứng dụng Kaizen vào ngay công ty của mình.

Ví dụ:

1. Bạn nhìn vào trong công ty còn những ngách thị trường nào ở sản phẩm/ dịch vụ của mình mà nhu cầu đang rất cần, nhưng chưa ai đáp ứng, thì hãy cải tiến ngay để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

2. Trong công ty từ sếp đến nhân viên hãy nói “không” với “bệnh thành tích”, chúng ta cần làm thật, thực hiện được giá trị thật, cải tiến thật mang lại giá trị thật cho khách hàng. Từ đó, khách hàng tin tưởng, khâm phục và mua sản phẩm/ dịch vụ của chúng ta.

3. Đối với vị trí là nhân viên, các bạn cần “Kaizen tư duy” của chính mình, phải dựa vào dữ liệu thật, cải tiến thật, tạo ra kết quả thật để lãnh đạo hoàn toàn hài lòng, tin tưởng, khâm phục bạn. Cuộc sống của bạn chắn chắn sẽ hạnh phúc.

4. Ngoài Kaizen tư duy, bạn cần phải xuống hiện trường để xác định chính xác những chỗ gây lãng phí, những thứ cản trở năng suất, cản trở dòng chảy công việc. Tiến hành phân tích, đưa ra cải tiến cắt giảm lãng phí và tăng năng suất đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Tóm lại, các bạn hãy thực hiện hai điều sau:

1. “KAIZEN TƯ DUY”, làm thật, số liệu thật, Kaizen thật.

2. “KAIZEN HIỆN TRƯỜNG”, xuống hiện trường, phân tích số liệu thật, đưa ra cải tiến thật, tạo ra các kết quả thật.

Để thực hành tốt hai điều trên, thân mời các bạn hãy tham gia chương trình:

“KAIZEN – CẢI TIẾN HIỆN TRƯỜNG – HIỆU QUẢ TỨC THÌ”

Link đăng ký: https://bit.ly/form_dang_ky_Kaizen_12_Tuan_qua_Zoom

A/ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Tại sao phải Kaizen:
1.1) Kaizen là gì ?
1.2) Sai hỏng trong doanh nghiệp
1.3) Giải quyết cân bằng các mối quan tâm trong doanh nghiệp (Người Chủ – Nhân viên – Khách hàng)

2. Kaizen tư duy: Bảy (7) bí quyết Kaizen
2.1) Tinh thần làm chủ
2.2) Vượt sự mong đợi
2.3) Tập trung & cẩn thận
2.4) Lắng nghe & liên kết
2.5) Trách nhiệm
2.6) Làm tới cùng – Never give up.
2.7) Tin tưởng.

3. Kaizen – Cải tiến hiện trường.
3.1) Kaizen dễ hay khó? Bài học để Kaizen hiện trường thành công
3.2) Nhận diện Tám loại lãng phí trong doanh nghiệp. Ví dụ minh họa
3.3) Thực hành nguyên lý Kaizen 1%
3.4) Kỹ thuật Kaizen ZQC (Zero Quality Control – không sai lỗi):
– Các kỹ thuật Kaizen ZQC: Cơ khí, quang học, điện tử, phần mềm.
– Kỹ thuật ZQC: Point and Calling.
3.5) Cơ chế khen thưởng Kaizen.
3.6) Áp dụng PDCA trong Kaizen.

B/ THÔNG TIN KHÓA HỌC:

1. Thời gian: 12 tuần
– Lớp 1: từ 15h00 – 16h30, thứ sáu hàng tuần, khai giảng ngày 22/7/2022
– Lớp 2: từ 20h00 – 21h30, thứ sáu hàng tuần, khai giảng ngày 22/7/2022

2. Đối tượng: Từ nhân viên đến lãnh đạo cấp cao.

3. Người đào tạo: MBA Trần Đình Cửu – Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu, với trên 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo.

4. Kinh phí:
1.000.000đ/ 1 người
– Hoặc 15.000.000đ/ công ty (số người tham dự trong 1 công ty không quá 30 người)

5. Người liên hệ: Ms Thu Hồng – 0909.839.982

6. Link đăng ký: https://bit.ly/form_dang_ky_Kaizen_12_Tuan_qua_Zoom

Chúc các bạn thành công và phát triển.
Trần Đình Cửu.

Số liệu thật, Kaizen thật, kết quả thật!

Xin chào Anh Chị.

Hiện nay, nhiều người đang bàn tán xôn xao về số liệu kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP quý 2 năm 2022 là 7,72% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng lớn nhất tính từ năm 2011 đến nay, trong khi chỉ số tiêu dùng chỉ có 2,44%.

Có bài báo cho rằng các chỉ số này hơi lạc quan quá và một vị tiến sĩ đưa ra một ẩn dụ khá thú vị: với chỉ số tiêu dùng 2,44%, năm ngoái nếu bạn đi chợ mua hết 100.000đ thì năm nay bạn đi chợ, cùng lượng hàng như thế, số tiền sẽ là 103.000đ.

Thưa Anh Chị, nếu số liệu không chính xác, lãnh đạo dựa vào đó để phân tích và đưa ra các quyết định chiến lược và mục tiêu, thì cực kỳ nguy hại. Tôi rất hy vọng số liệu trên phản ánh chính xác bối cảnh của nền kinh tế.

Do đó, trong doanh nghiệp, chúng ta hãy Kaizen, đảm bảo các dữ liệu phải phản ánh chính xác, đúng thực chất với bối cảnh kinh doanh, với hiện trạng của doanh nghiệp mình.

Từ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên, chúng ta hãy nói “không” với phương pháp “ấn – độ”, tức là “độ” ra một con số, sau đó “ấn” vào để báo cáo cho đẹp, để nổi bật thành tích.

Chúng ta phải “Kaizen tư duy”, là làm thật, số liệu thật, quyết định thật, mang lại giá trị thật cho khách hàng để khách hàng tin tưởng và khâm phục doanh nghiệp của mình, chúng ta sẽ thành công.

Đối với vị trí là cán bộ nhân viên, các bạn cần dựa vào dữ liệu thật, cải tiến thật, tạo ra kết quả thật để lãnh đạo tin tưởng và khâm phục bạn.

Chúng ta phải xuống hiện trường, thu thập chính xác các dữ liệu, phân tích và đưa ra các cải tiến thật.

Ví dụ, chúng ta xác định chính xác những chỗ gây lãng phí, những thứ cản trở năng suất, cản trở dòng chảy công việc. Tiến hành phân tích, đưa ra cải tiến cắt giảm lãng phí, tăng năng suất, giúp công ty vượt qua khủng hoảng.

Vậy, tôi kêu gọi Anh Chị hãy thực hiện hai điều sau:

  1. KAIZEN TƯ DUY”, làm thật, số liệu thật, Kaizen thật.
  2. KAIZEN HIỆN TRƯỜNG”, xuống hiện trường, phân tích số liệu thật, đưa ra cải tiến thật, tạo ra các kết quả thật.

Để thực hành tốt hai điều trên, Anh Chi hãy tham gia chương trình:

KAIZEN – CẢI TIẾN HIỆN TRƯỜNG HIỆU QUẢ TỨC THÌ”

Link đăng ký: https://bit.ly/form_dang_ky_Kaizen_12_Tuan_qua_Zoom

A/ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Tại sao phải Kaizen:

1.1) Kaizen là gì ?

1.2) Sai hỏng trong doanh nghiệp

1.3) Giải quyết cân bằng các mối quan tâm trong doanh nghiệp (Người Chủ – Nhân viên – Khách hàng)

2. Kaizen tư duy: Bảy (7) bí quyết Kaizen

2.1) Tinh thần làm chủ

2.2) Vượt sự mong đợi

2.3) Tập trung & cẩn thận

2.4) Lắng nghe & liên kết

2.5) Trách nhiệm

2.6) Làm tới cùng – Never give up.

2.7) Tin tưởng.

3. Kaizen – Cải tiến hiện trường.

3.1) Kaizen dễ hay khó? Bài học để Kaizen hiện trường thành công

3.2) Nhận diện Tám loại lãng phí trong doanh nghiệp. Ví dụ minh họa

3.3) Thực hành nguyên lý Kaizen 1%

3.4) Kỹ thuật Kaizen ZQC (Zero Quality Control – không sai lỗi):

– Các kỹ thuật Kaizen ZQC: Cơ khí, quang học, điện tử, phần mềm.

– Kỹ thuật ZQC: Point and Calling.

3.5) Cơ chế khen thưởng Kaizen.

3.6) Áp dụng PDCA trong Kaizen.

B/ THÔNG TIN KHÓA HỌC:

1. Thời gian: 12 tuần

  • Lớp 1: từ 15h00 – 16h30, thứ sáu hàng tuần, khai giảng ngày 22/7/2022
  • Lớp 2: từ 20h00 – 21h30, thứ sáu hàng tuần, khai giảng ngày 22/7/2022

2. Đối tượng: Từ nhân viên đến lãnh đạo cấp cao.

3. Người đào tạo: MBA Trần Đình Cửu – Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu, với trên 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo.

4. Kinh phí:

  • 1.000.000đ/ 1 người
  • Hoặc 15.000.000đ/ công ty (số người tham dự trong 1 công ty không quá 30 người)

5. Người liên hệ: Ms Thu Hồng – 0909.839.982

6. Link đăng ký: https://bit.ly/form_dang_ky_Kaizen_12_Tuan_qua_Zoom

Chúc Anh Chị thành công và phát triển.

Trần Đình Cửu.

Thông báo:

Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu trân trọng kính mời các Anh Chị tham gia khoá học “KAIZEN – CẢI TIẾN HIỆN TRƯỜNG – HIỆU QUẢ TỨC THÌ”

Link đăng ký khoá học: https://bit.ly/form_dang_ky_Kaizen_12_Tuan_qua_Zoom


Trân trọng kính mời!

Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu

MẠNH NHẤT BẰNG NGAY TẠI ĐIỂM YẾU NHẤT

Trong doanh nghiệp bao gồm chuỗi các hoạt động liên kết với nhau để tạo thành sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Các hoạt động bao gồm như marketing, thiết kế, mua hàng, sản xuất, vận chuyển, giao hàng, chăm sóc khách hàng sau khi bán, v.v…. Chúng tạo thành chuỗi các mắt xích liên kết với nhau, đầu ra của quá trình này sẽ là đầu vào của quá trình kế tiếp.

Do đó, trong một chuỗi mắt xích nếu có chỗ nào bị đứt ra, thì sản phẩm/ dịch vụ đầu ra cũng sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Theo các bạn, trong chuỗi mắt xích sẽ bị đứt ở mắt nào?

Thưa các bạn, có người nói ở đầu mắt xích, có người nói ở giữa và có người nói ở cuối, nhưng câu trả lời đúng nhất là chuỗi mắt xích sẽ bị đứt ở mắt xích yếu nhất.

(C: Customer – Khách hàng, S: Supplier – Nhà cung cấp)

Do vậy, Là CEO/ Chủ Doanh nghiệp cần nhìn toàn bộ chuỗi quá trình từ đầu vào đến đầu ra. Các lãnh đạo cần phải xác định được những chỗ yếu nhất gây nguy hiểm để tập trung cải tiến, nếu không cải tiến điểm yếu nhất thì dù có nhiều điểm mạnh cũng sẽ bị lãng phí không phát huy được.

Là nhân viên hãy luôn học tập, cải tiến nâng cao tay nghề để tránh ở mắt xích yếu nhất. Nếu bạn ở mắt xích yếu nhất sẽ không được ai tin tưởng, không được ai tôn trọng, lãnh đạo sẽ không dám giao việc, khi đó cuộc sống của bạn cũng sẽ rất khó khăn.

Tóm lại, Tôi kêu gọi các bạn hãy nhìn vào dòng chảy công việc, nhìn vào chuỗi mắt xích để tìm ra những chỗ yếu nhất, nguy hiểm nhất để tập trung kaizen. Từ đó mới phát huy được hết những điểm mạnh của doanh nghiệp.

Chúc các bạn thành công và phát triển.

Trần Đình Cửu.