LUÔN LUÔN CÓ GIẢI PHÁP TRONG MỌI VẤN ĐỀ

Trên facebook một học viên rất yêu quý của tôi là Anh Tấn Ngoan có chia sẻ một câu chuyện.

Vào tháng 01/1935, Một phiên tòa rất đặc biệt xảy ra trong đêm lạnh giá ở Thành phố New York để xét xử một bà cụ 60 tuổi về tội ăn cắp một ổ bánh mì. Vị quan tòa là Thị trưởng của Thành phố tên là Fiorello LaGuardia.

Vị quan tòa: – Bà cụ, có phải chính bà là người ăn cắp ổ bánh mì không?

Bà cụ khẳng định: – Đúng, chính tôi.

Vị quan tòa: – Tại sao bà lại ăn cắp?

Bà cụ: – Bởi vì tôi rất đói, nhưng nếu chỉ mình tôi đói thì tôi đã không ăn cắp. Chồng con gái tôi đã bỏ đi, nó để lại vợ đã bị ốm liệt giường và 2 đứa cháu. Chúng nó rất đói nên tôi đã ăn cắp để cứu sống chúng.

Lúc này trong phòng xử án, mọi người bắt đầu bàn tán.

Ông quan tòa thở dài, sau đó phán: – Tất cả mọi người đều bị xử phạt theo đúng luật pháp, vì luật pháp là công bằng không ngoại lệ bất cứ ai. Vậy bị cáo hãy chú ý và lựa chọn một trong hai lựa chọn:
+ Một là bà ở tù 10 ngày
+ Hai là bà nộp phạt 10 USD

Sau khi nghe xong, bà cụ trả lời: – Tôi không muốn ở tù và nếu tôi có 10 USD thì tôi không phải đi ăn cắp như thế. Vì vậy tôi sẽ chọn ở tù 10 ngày.

Đúng lúc đó bà cụ cũng tỏ vẻ rất lo lắng cho đứa con gái liệt giường và 2 đứa cháu ngoại không có ai chăm sóc. Ông quan tòa nhìn và lặng thinh, rồi tự bỏ 10 USD vào chiếc mũ đang lật ngửa của ông ta và phán: – Đây là 10 USD của bị cáo cáo nộp và bà được tự do.

Đồng thời, quan tòa nhìn tất cả mọi người trong phòng xử án và nói: – Tất cả mọi người ngồi đây, mỗi người đều phải nộp phạt 50 xu, vì tội đã thờ ơ, hờ hững không hỗ trợ cho bà cụ nghèo này, để bà phải đi ăn cắp ổ bánh mì giúp cho các cháu không bị đói.

Cả phòng xử án lúc này im phăng phắc, tất cả đều đứng dậy và lấy ra 50 xu để nộp phạt. Ngày hôm sau, báo chí ở New York đã nói rất nhiều về việc xử án kỳ lạ này. Số tiền nộp phạt về tội thờ ơ lên tới 47 đô la kể cả chủ lò bánh mì và cảnh sát đều tham gia nộp tiền.

Đây là một câu chuyện rất nhân văn, vị quan tòa xử phạt rất đúng luật và rất tình người.

Thưa các bạn, vị quan tòa Fiorello LaGuardia chính là người dẫn dắt New York vượt qua đại khủng hoảng vào năm 1935.

Ngoài câu chuyện rất tình người và nhân văn đó, tôi muốn chia sẻ đến các bạn ở trong doanh nghiệp, khi rơi vào tình thế tính thoái lưỡng nan, các bạn đừng lo lắng vì luôn luôn có giải pháp cho mọi vấn đề mà vẫn đảm bảo đúng luật, đúng nhân văn và có tình người.

Các bạn hãy nhớ nhé.

Trần Đình Cửu

Mời các bạn đọc thêm bài tại đường link:
http://trandinhcuu.com/doc-chieu-canh-tranh-de-thanh-cong/