TIỀN BAY – MÂU THUẪN BÁN HÀNG VÀ SẢN XUẤT

Công ty bao bì nhỏ gọn với 38 cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên bộ phận kinh doanh và bộ phận sản xuất chẳng muốn nhìn mặt nhau.
Có những lúc, sales bị khách hàng mắng như té tát vì giao hàng trễ, gây thiệt hại cho khách hàng rất nhiều.
Khách hàng: “tại sao bạn hứa với tôi là trễ nhất 10h hôm nay là giao hàng, nhưng bây giờ là 15h rồi chẳng thấy gì vậy? bạn làm ăn không uy tín! Làm tôi mất mặt với Giám đốc vì đã lựa chọn Bạn.”
Sales: “khổ lắm Chị ạ, em đã nhắn zalo cho bọn sản xuất tới 5 lần, chị xem nè, mà bọn họ tệ lắm Chị, chẳng chịu sản xuất hàng cho Chị, mà cũng chẳng thông báo gì cả, chị thông cảm để em nói Giám đốc giải quyết.” (không bảo vệ hình ảnh của công ty trước mặt khách hàng).
Hậu quả, Khách hàng đã bỏ và chọn nhà cung cấp khác.

Sự mâu thuẫn là do hai bên không thường xuyên tương tác với nhau, không hiểu nhau, dẫn đến không hợp tác. Ai cũng cho mình đúng, “Cái Tôi quá cao”.

Sản xuất cho rằng, thu nhập của sales là trích phần trăm trên doanh thu. Sales luôn cố chiều lòng khách hàng để lấy đơn hàng, có những lúc đã hạ giá bán và hứa rất nhiều thứ mà không quan tâm đến sản xuất có khả năng đáp ứng không: “Sales quá sướng, chẳng quan tâm gì đến mình. Lúc nào cũng phải căng mình để đáp ứng các yêu cầu hứa quá đáng của sales”.

Ngược lại, Sales cho rằng sản xuất quá bảo thủ, chẳng hiểu gì về thị trường, tìm được 1 khách hàng muốn đỏ cả con mắt. Sản xuất, phải cố gắng cùng sales để đáp ứng yêu cầu của khách hàng chứ: “Tôi bực mình không bán nữa, thì đói cả đám. Mà tôi thấy các yêu cầu của khách hàng có gì là ghê đâu? Mình không làm thì có khối nhà cung cấp khác họ đáp ứng ngay, ở đó mà chảnh?”.
Các bạn thấy: “Mâu thuẫn, dẫn đến mất khách hàng, thế là tiền bay”.
Giám đốc nhận thấy đây là lãng phí, tổn thất rất lớn đã thực hiện cải tiến sau;

  1. Sale tham gia hiện trường sản xuất 3 ngày, tìm hiểu mọi hoạt động sản xuất cũng như các khó khăn đang gặp phải (sale không phê phán chỉ xem để hiểu hoạt động của sản xuất và đưa ra những cải tiến của sale để hỗ trợ sản xuất)
  2. Sản xuất cùng sales đi thăm khách hàng lớn thường xuyên mua, xuống tận hiện trường khách hàng để xem sản phẩm của mình đang được sử dụng. (Sản xuất chỉ xem và đưa ra những điều sản xuất phải cải tiến đễ hỗ trợ sale)
  3. Sau khi đi hiện trường, hai trưởng bộ phận cùng phối hợp đưa ra những điều cần cải tiến để hỗ trợ nhau, nhưng với tiêu chí là ưu tiến đáp ứng yêu cầu cao nhất của khách hàng.

Sau 3 tháng, sự phối hợp đã thay đổi rất tốt, tỉ lệ khiếu nại đã giảm 73%, khách hàng lớn không bị mất ai.
Hãy cải tiến dựa trên hiện trường, tạo hiệu quả tức thì.
Cải tiến hiện trường là “QUẢ RẤT DỄ HÁI”, mọi người đều làm được.

Hẹn gặp các Bạn câu chuyện “TIỀN BAY” ở tập kế tiếp.
Trân trọng.
Trần Đình Cửu.

caitienhientruong #hieuquatucthi #kaizen #langphi

“TIỀN BAY” TRONG DOANH NGHIỆP – CẢI TIẾN HIỆN TRƯỜNG

Bạn hình dung, một thùng “đầy tiền” bay ngang qua các bộ phận trong doanh nghiệp của bạn, không một ai nhận ra chúng, thế là chúng bay mất. Kết quả bạn bị mất rất nhiều tiền vào những chỗ không tạo ra giá trị, tôi gọi đó là “Lãng phí”. Hãy bắt lấy chúng bạn nhé, kẻo bị mất tiền.
Tôi minh họa các câu chuyện thực tế rất đời thường, mà Công ty Trần Đình Cửu gặp trong khi tư vấn, để Chúng ta cùng tham khảo và cải tiến nhé.
Một doanh nghiệp nhựa, ca đêm gồm:
• Các công nhân đứng máy, chịu trách nhiệm vận hành máy
• Nhân viên công nghệ, chịu trách nhiệm chỉnh máy cho ổn để công nhân chạy máy.
• Nhân viên QC, chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng đầu ra của phân xưởng (Trong phân xưởng có rất nhiều máy sản xuất ra thành phẩm).
Hàng đêm, sản xuất rất tấp nập. Gần sáng, QC lấy mẫu ngẫu nhiên, kiểm tra chất lượng. Nếu không đạt, QC yêu cầu toàn bộ phân xưởng, kiểm tra 100% và phân loại hàng không đạt (bởi lẽ QC không biết sản phẩm không đạt từ lúc nào). Tất cả hàng không đạt được đem xay và ép lại. Việc như thế phần lớn xảy ra ở ca đêm.
Toàn bộ QC, công nhân và nhân viên công nghệ đều cho rằng không có gì là tổn thất cả, vì hàng không đạt đều được sử dụng để sản xuất lại, có bỏ đi đâu mà lo.
Đúng là tiền bị bay thật (CHI PHÍ LÀM LẠI, NĂNG SUẤT THẤP, CHẤT LƯỢNG THẤP, KHÔNG GIAO HÀNG KỊP….)
Sau khi phát hiện, Công ty đã cải tiến:
• Đào tạo nhận thức về lãng phí cho Công nhân, QC, nhân viên công nghệ, “TIỀN ĐANG BAY”.
• QC tập trung kiểm tra trong quá trình sản xuất, với tần suất cụ thể, phát hiện sớm sai lỗi.
• QC thông báo cụ thể và kịp thời cho Nhân viên công nghệ ngay khi phát hiện không phù hợp. Nhân viên công nghệ chỉnh máy và kết quả sai hỏng giảm tức thì.
• Về dài hạn, QC đào tạo chuyển giao cách kiểm tra sản phẩm bằng ngoại quan cho công nhân vận hành để phát hiện lỗi kịp thời.
• Một điều rất tuyệt vời, Nhân viên công nghệ và công nhân vận hành cùng phối hợp thiết kế cữ và đồ gá dẫn hướng sản phẩm, ngăn chặn không để xảy ra sai hỏng.
Nơi bạn làm việc có hiện tượng này không? Nếu không, xin chúc mừng bạn.
Nếu có thì hãy cải tiến, quá dễ phải không bạn.

Thuật ngữ tiếng Anh có câu “Low-hanging fruit – Qủa ở dưới thấp” là một phép ẩn dụ để mô tả những mục tiêu dễ đạt, những công việc đơn giản, ai cũng thực hiện được, tạo hiệu quả ngay.
Hãy xuống hiện trường, các bạn chắc chắn phát hiện rất nhiều lãng phí và cải tiến ngay, sẽ tạo “HIỆU QUẢ TỨC THÌ”.
Cải tiến hiện trường là “QUẢ RẤT DỄ HÁI”, mọi người đều làm được.
Hẹn gặp các Bạn câu chuyện “TIỀN BAY” ở tập kế tiếp.
Trân trọng.
Trần Đình Cửu.

NHỮNG BÀI HỌC KHÔNG THỂ QUÊN NẾU DOANH NGHIỆP MUỐN XUẤT KHẨU TRANG SANG EU HAY MỸ

Sau khi 60 doanh nghiệp Trung Quốc bị cấm xuất khẩu sang thị trường phương Tây, các doanh nghiệp trong nước cần rút ra bài học về chất lượng sản phẩm và định hướng mang tính chiến lược, tránh làm ăn kiểu ngắn hạn.

Khuyến cáo của Bộ Y tế: Ai, khi nào cần đeo khẩu trang? | Vinmec

Tại Việt Nam, trong và sau dịch Covid-19, nhiều công ty dệt, hàng may mặc, thậm chí có những công ty “tay ngang” trước đây chỉ sản xuất thiết bị chiếu sáng hay lĩnh vực thực phẩm cũng nhảy vào sản xuất khẩu trang kháng khuẩn hay khẩu trang y tế. Việc doanh nghiệp đua nhau vào lĩnh vực này đã làm gia tăng mối lo ngại về chất lượng và an toàn của khẩu trang; đặc biệt là việc xuất khẩu khẩu trang y tế vì rất nhiều doanh nghiệp chưa được cấp phép để xuất khẩu sang thị trường châu Âu hoặc Mỹ.

Cảnh báo lừa đảo dịch vụ cấp Chứng nhận CE

Khẩu trang muốn xuất vào Liên minh châu Âu (EU) phải thử nghiệm đạt tiêu chuẩn EN 14683 hoặc EN 149 để được cấp phép hợp chuẩn (chứng nhận tiêu chuẩn CE). Trong đó nhiều doanh nghiệp đã thất bại trong việc xử lý việc nguyên vật liệu vải bị nhiễm nấm, hoặc tỷ lệ xơ không đạt yêu cầu quy định, nhà xưởng thiết bị và nguồn nhân lực đều chưa được trang bị phù hợp để đảm bảo có thể sản xuất khẩu trang đạt tiêu chuẩn thử nghiệm EN 14638 hoặc EN 149.

Tình trạng đổ vốn ồ ạt vào sản xuất khẩu trang y tế trong khi chưa hiểu tường tận cách thức và các tiêu chuẩn riêng của những thị trường lớn như Mỹ, Nhật và châu Âu đã khiến nhiều doanh nghiệp sống dở chết dở, đa phần các nhà sản xuất khẩu trang thất bại do không có sự đầu tư bài bản trước đó.

Bài học rút ra cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu khẩu trang sang châu Âu hay Mỹ là:

1. Áp dụng ISO 13485 một cách bài bản và nghiêm túc.

Công ty OPODIS PHARMA và kinh nghiệm áp dụng ISO 13485, được chứng ...

2. Nhà xưởng phải được thiết kế hợp vệ sinh và bảo vệ sản phẩm khỏi nhiễm bẩn.

1 Clean room HVAC Design for Pharmaceutical Facilities Presented ...

3. Tận dụng các lợi thế trong EVFTA

Tận dụng tối đa, khai thác kịp thời, hiệu quả cơ hội từ EVFTA

4. Nghiên cứu yêu cầu xuất khẩu hoặc liên hệ với một tổ chức uy tín để được tư vấn và hỗ trợ.