KAIZEN, ĐỔI MỚI & SÁNG TẠO CHIẾN THẮNG TRONG KINH DOANH

Vậy là chúng ta đã dần bước qua quý 1 năm 2023 rồi đấy! Các CEO doanh nghiệp SMEs ở Việt Nam đã sẵn sàng cho một thời kỳ đầy thách thức, đầy khó khăn để tồn tại và phát triển chưa?

Để đạt được sự tồn tại trong kinh doanh, không chỉ đơn thuần là cung cấp sản phẩm tốt hay cung cấp dịch vụ chất lượng, mà còn phải tập trung thực hiện kaizen và đổi mới để nâng cao chất lượng, nâng cao năng suất & cắt giảm chi phí.

Kaizen không chỉ là một khái niệm mà là một triết lý. Nó đòi hỏi chúng ta phải không ngừng cải tiến, tìm kiếm cách tối ưu hóa và giảm thiểu các lãng phí trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. Đó là chìa khóa để tăng cường hiệu quả cạnh tranh trên thị trường.

Đổi mới là chìa khóa để tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, cập nhật công nghệ mới và đáp ứng nhu cầu thị trường. Nếu không đổi mới, các doanh nghiệp SMEs sẽ mất đi cơ hội kinh doanh, mất khách hàng và không thể tồn tại.

Vì vậy, tôi kêu gọi các CEO của doanh nghiệp SMEs hãy áp dụng kaizen và đổi mới. Hãy đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Hãy trở thành nhà lãnh đạo có tầm nhìn, luôn tìm kiếm cơ hội và sẵn sàng thay đổi để cạnh tranh trên thị trường.

Hãy sử dụng sức mạnh của kaizen và đổi mới để chiến thắng trong kinh doanh bằng cách tham gia chương trình:

CHỦ ĐỘNG KAIZEN, ĐỔI MỚI & SÁNG TẠO

Tăng cường khả năng tạo ra những giải pháp mới, nâng cao hiệu suất và đột phá trong doanh nghiệp

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

PHẦN I: TƯ DUY KAIZEN, ĐỔI MỚI & SÁNG TẠO

1. Tinh thần chủ động đổi mới:
Sẵn sàng chấp nhận thay đổi, tìm kiếm cách để cải tiến, đổi mới và sáng tạo ra các giải pháp mới, kiểm soát và duy trì sự thay đổi.

2. Tinh thần hợp tác:
Làm việc cùng đồng nghiệp và các phòng ban khác để tìm kiếm các giải pháp hiệu quả nhất.

3. Tinh thần kiên trì:
Không nản lòng khi gặp khó khăn, tập trung vào mục tiêu và luôn nỗ lực để đạt được thành quả.

4. Tinh thần phản hồi tích cực:
Trung thực với việc tự phản hồi, chấp nhận phản hồi và đề xuất của người khác, xem đó là cơ hội để hoàn thiện và phát triển bản thân.

5. Tinh thần trách nhiệm:
Chịu trách nhiệm kết quả công việc của mình, tìm cách để cải thiện và nâng cao hiệu quả làm việc.

6. Tinh thần khám phá:
Luôn tìm kiếm kiến thức mới và áp dụng nó vào công việc để phát triển bản thân và tổ chức.

7. Tinh thần tự tin:
Tự tin vào khả năng của mình, đưa ra các giải pháp đột phá và thuyết phục người khác theo đúng hướng mà mình đề ra.

PHẦN 2: KỸ THUẬT KAIZEN, ĐỔI MỚI & SÁNG TẠO THỰC CHIẾN ÁP DỤNG CHO SME

1. Kaizen, đổi mới, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ:
• 6 kỹ thuật kaizen không sai lỗi – ZQC (Zero Quality Control) áp dụng ngăn ngừa sai hỏng hiệu quả tức thì
• Think in the box – Phương pháp sáng tạo của Do Thái, giúp mọi người nhanh chóng đổi mới, sáng tạo sản phẩm/ dịch vụ dựa trên những thứ sẵn có trong tay rất nhanh, rất hiệu quả.
• ERRC – kỹ thuật tạo đại dương xanh cho sản phẩm/ dịch vụ, tạo sự khác biệt, độc đáo, hiệu quả tức thì.
• Design thinking – Phương pháp 5 bước đổi mới, sáng tạo áp dụng nhanh cho SME.

2. Kaizen, đổi mới, sáng tạo các hoạt động nghiệp vụ (MKT, Bán hàng, Logistic, Nhân sự…)
• Ứng dụng sơ đồ quan trọng nhất thế giới của Giáo sư Tony Buzan (người sáng lập công cụ Mind Map) để tạo sự ấn tượng và độc đáo truyền tải giá trị đến khách hàng bên ngoài và khách hàng nội bộ
• Các kỹ thuật Kaizen, đổi mới, sáng tạo các hoạt động nghiệp vụ.

3. Kỹ năng sử dụng ChatGPT
Nâng cao năng suất làm việc & nâng cao sự sáng tạo.

PHẦN 3: TRIỂN KHAI ÁP DỤNG

1. Cách triển khai kaizen, đổi mới & sáng tạo
2. Những cản trở và cách giải quyết
3. Khen thưởng & công nhận

PHẦN 4: ĐĂNG KÝ

1. Người đào tạo: Mr Trần Đình Cửu, 27 năm kinh nghiệm tư vấn và đào tạo về kaizen, đổi mới & sáng tạo hơn 1137 doanh nghiệp.

2. Đối tượng: Từ tổ trưởng đến lãnh đạo cấp cao.

3. Thời gian 2 ngày:
– Thứ sáu ngày 14/04/2023, từ 20h00 – 22h00, và
– Thứ bảy ngày 15/04/2023, từ 8h30 – 17h00.

4. Hình thức học: Online qua zoom, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển.

5. Kinh phí: 3 triệu đồng/ người,
• 3 triệu đồng/ người. Ưu đãi chỉ còn 2.200.000đ/ người
• Học tập thể doanh nghiệp: 22 triệu/ 1 công ty (số người tham dự không quá 25 người)

6. Đăng ký theo link: https://forms.gle/qcrYDTKg6DrfQbtw8

7. Thông tin chuyển khoản: 
– Tên tk: Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu
– Stk: 10887839 tại ngân hàng ACB
– Nội dung CK:  tên người đăng ký – Số di động.

8. Thông tin liên hệ đăng ký khóa học qua điện thoại/ zalo: 0909.839.982

Trân trọng kính chào!
Trần Đình Cửu
ĐT/ Zalo: 0909.839.466 – 0913.918.854

BẠN LÀM VIỆC CHO AI?

Trong khi đào tạo, tôi hay hỏi học viên, “Bạn làm việc cho ai?”. Tùy theo chức danh, vị trí của từng người mà tôi nhận được các câu trả lời khác nhau.

Người chủ công ty thì trả lời: “Tôi làm việc cho chính tôi”. Người làm công ăn lương thì trả lời: “Tôi làm việc cho công ty xyz nào đó”.

Đối với người chủ doanh nghiệp, tôi lại hỏi, “Bạn cung cấp sản phẩm/ dịch vụ của mình cho ai?”. Họ trả lời, cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng. Tôi tiếp tục hỏi “Vậy khách hàng đòi hỏi sản phẩm/ dịch vụ của bạn thế nào? Bạn có sẵn sàng mọi lúc, mọi nơi tìm mọi cách để cải tiến sản phẩm/ dịch vụ nhằm đáp ứng, thậm chí đáp ứng vượt trội yêu cầu của khách hàng mục tiêu không?”. Câu trả lời luôn luôn là “Yes”. Luôn phải cải tiến sản phẩm/ dịch vụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, vì yêu cầu của khách hàng luôn thay đổi và ngày càng nâng cao.

Họ cho rằng, họ phải luôn làm như vậy, bởi vì doanh nghiệp là của họ. Khách hàng là người nuôi sống họ, vì thế họ cống hiến hết sức lực và trí khôn cho doanh nghiệp để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Nếu không làm thế, trong môi trường cạnh tranh hung dữ và đói khát hiện nay, doanh nghiệp của họ có thể biến mất trong một nốt nhạc. Điều này cho thấy “tinh thần làm chủ” trong công việc rất cao. Đây cũng là lẽ thường tình phải không các bạn chủ doanh nghiệp. Bản thân tôi cũng hành xử như thế.

Còn đối với người làm công ăn lương, đang làm việc cho công ty XYZ nào đó. Tôi cũng thường xuyên hỏi những câu hỏi có vẻ rất ngớ ngẩn.

Ví dụ, “Sáng nay bạn ăn sáng món gì?” Họ trả lời ăn phở. Tôi hỏi tiếp: “Vậy bạn muốn tô phở được cung cấp phải như thế nào?”. Họ trả lời, tô phở phải ngon, bổ, sạch và rẻ. Khách hàng luôn luôn là thế phải không các bạn?

Tôi lại tiếp tục hỏi những câu rất sốc: “Xin lỗi, bạn đang làm cho công ty XYZ. Vậy bạn có bị ép buộc phải làm việc cho công ty XYZ không? Có ai dí súng, đe dọa, ép bạn phải làm việc cho công ty XYZ không? Bạn có quyền lựa chọn nơi làm việc khác không?”. Chắc chắn, các bạn đã đoán được câu trả lời, luôn luôn là tự nguyện, không ai bắt buộc cả. Phần lớn, mọi người còn chia sẻ, lý do họ làm việc cho công ty XYZ, bởi vì lương, điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến, … Tôi lại tiếp tục hỏi: “Vậy bạn có toàn quyền bán sức lực, trí tuệ và tài năng của bạn cho công ty này hoặc công ty khác?” Câu trả lời luôn là “Yes”. “Vậy giữa bạn và công ty XYZ thì ai là khách hàng, ai là nhà cung cấp?”. Câu hỏi này thật sự gây sốc cho học viên. Sau một hồi suy nghĩ, họ thường trả lời thì thầm nho nhỏ: “Công ty XYZ là khách hàng của tôi”.

Và như vậy, bạn là nhà cung cấp, công ty XYZ là khách hàng. Bạn là người có quyền ra mức giá (mức thu nhập) dựa trên giá trị mà bạn cung cấp. Còn công ty XYZ thì đòi hỏi chất lượng công việc của bạn phải đáp ứng yêu cầu của họ, tương xứng với mức thu nhập bạn nhận được (họ là khách hàng mà)

Điều đó, muốn nói lên một sự thật khá trần trụi, bạn là nhà cung cấp, bạn phải tạo ra giá trị và bạn có quyền ra mức giá miễn sao đáp ứng yêu cầu khách hàng. Đừng than vãn là lương cao hay thấp. Đừng than vãn người ta có tôn trọng hay không! Bạn hãy luôn cải tiến để tạo ra giá trị cho người khác. Bạn quyết định số phận của mình, chứ không phải người khác quyết định.

Bạn không phải là người làm công ăn lương, bạn đích thực là “Chủ doanh nghiệp” của chính mình. Bạn hãy làm việc với tinh thần làm chủ cao nhất. Bạn đã, đang và sẽ làm việc cho chính mình.

Công ty chỉ là môi trường, là khách hàng để bạn tỏa sáng trí tuệ và tài năng của chính mình nhằm đem lại giá trị cho người khác.

Vì vậy, bạn hãy nhớ nguyên tắc: “Bạn làm việc cho chính mình”.

Đây là nguyên tắc tạo hạnh phúc cho bạn, gia đình bạn và cộng đồng của bạn.

Tôi kêu gọi, tôi và các bạn hãy cùng nhau thực hiện nguyên tắc này, dựa theo triết lý sau: “Đừng ai tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác” (1Cr10,24)

Chúc các bạn áp dụng thành công!
Trần Đình Cửu
0913.918.854

6 cách kaizen tiến đến trình độ “KHÔNG SAI LỖI” để nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp cần phân biệt công việc không phù hợp & hậu quả của sự không phù hợp. Mọi người đều làm sai, nhưng chúng ta cần áp dụng các công cụ ZQC để kịp thời phát hiện công việc không phù hợp trước khi nó gây ra hậu quả.

Chúc các bạn kaizen thành công!
Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu.

Phương Pháp KAIZEN ZQC (Zero Quality Control) – Không Sai Lỗi, Giảm Chi Phí, Nâng Cao Năng Suất

Để hiểu rõ phương pháp ZQC, tôi xin đưa ra một ví dụ đơn giản nhưng rất có ý nghĩa về một Kaizen thực tế đã xảy ra tại Nhật Bản (tác giả Higashizawa, Hiệp hội HR Nhật Bản).

Câu chuyện như sau: Vào thập niên 1990, tại một nhà ga xe lửa Nhật Bản, lượng hành khách mỗi ngày đều rất đông. Mọi người thường xuyên kêu ca, phàn nàn rằng “nhà vệ sinh vô cùng bẩn thỉu”. Giám đốc nhà ga liền yêu cầu nhân viên phải thực hiện Kaizen để giải quyết vấn đề này.

Sau khi nhận được lệnh của giám đốc, các nhân viên cho rằng việc này rất khó thực hiện bởi nhà ga quá đông và có rất nhiều người vô thức, vừa dọn dẹp xong lại bẩn ngay. Mặc dù vậy, họ vẫn thành lập nhóm Kaizen và thực hiện việc cải tiến. Đầu tiên, họ thống kê số liệu để xem tình hình và mức độ bẩn ra sao. Sau khi thực hiện, họ thấy trung bình một bồn cầu có 10 điểm dính bẩn do chất thải văng ra và đó cũng là những điểm phải lau chùi sạch sẽ bằng mọi cách.

Sau khi bàn bạc, nhóm Kaizen đã thống nhất đưa ra biện pháp cải tiến là dán một tờ thông báo cạnh mỗi bồn cầu: “Khi sử dụng bồn cầu, quý khách xin vui lòng ngồi sát về phía trước”. Điều này có nghĩa là khi ngồi sát về phía trước, trọng tâm sẽ vào giữa bồn cầu và chất thải sẽ không bị văng lung tung nữa.

Kết quả là từ 10 điểm bẩn đã giảm 2 điểm, còn 8 điểm. Nghĩa là trung bình 10 người sử dụng bồn cầu, sẽ có 2 người tuân thủ theo thông báo. Tuy cách này mang lại kết quả khả quan nhưng vẫn còn rất khiêm tốn. Dù Kaizen đòi hỏi sự ý thức và chú ý cao độ, nhưng kết quả vẫn không cao, bởi vì mọi người thường rất khó tập trung.

Theo các bạn, nếu việc này xảy ra tại Việt Nam, nhóm Kaizen sẽ hành xử thế nào trước kết quả như vậy? Tôi đã hỏi câu này với rất nhiều học viên, phần lớn câu trả lời là nhóm Kaizen sẽ báo cáo lại với giám đốc rằng: “Chúng tôi đã dán thông báo và phát loa nhắc nhở, nhưng người dân ý thức kém, không tuân thủ nên kết quả chỉ giảm được hai phần thôi. Chúng tôi đã cố hết sức rồi.”

Tại Nhật Bản thì khác, nhóm Kaizen không đổ lỗi mà tiếp tục suy nghĩ và cố gắng tìm ra cách thức để người dân không phải tập trung chú ý mà vẫn giảm được điểm dính bẩn. Họ đã tìm ra biện pháp Kaizen khác.

Thay vì đưa ra thông báo, họ vẽ trực quan hai bàn chân, rất dễ nhận diện vị trí ngồi đúng cho những người cần sử dụng bồn cầu. Kết quả đã giảm từ 8 điểm dính bẩn xuống còn 4 điểm. Điều này có nghĩa là khi đi vệ sinh, số người ngồi đúng vị trí đã tăng thêm 50% nhờ hình vẽ trực quan hai bàn chân.

Đây là kết quả thực sự ấn tượng, nhưng vẫn còn 50% chưa tuân thủ. Nhóm Kaizen vẫn không tìm cách đổ lỗi và tiếp tục suy nghĩ xem có cách nào dễ hơn nữa, người dân không cần phải chú ý hay tập trung mà vẫn dễ dàng thực hiện đúng.

Họ đã Kaizen tiếp như sau: Thay hình vẽ trực quan hai bàn chân bằng hai cục gạch hình bàn chân nổi. Khi đi vệ sinh, mọi người bắt buộc phải đứng trên hai cục gạch này và trọng tâm luôn được đặt đúng chỗ. Từ còn 4 điểm bẩn đã giảm xuống không còn điểm nào. Nhân viên vệ sinh cũng không phải lau chùi cực nhọc nữa. Kết quả trên cả tuyệt vời mà không hề làm người dân cảm thấy phiền lòng.

Chúng ta cùng tổng kết lại bài học kaizen này qua hình ảnh tổng hợp dưới đây:

Qua ví dụ trên ta thấy họ kaizen đã đạt đến mức “Zero” không sai lỗi, mà không đòi hỏi người thực hiện phải quá tập trung, chú ý khi làm việc. Họ đã loại bỏ nguồn gốc của vấn đề có thể gây ra sai hỏng. Cơ hội gây ra sai hỏng là không còn. Đó chính là phương pháp kaizen ZQC.

Các kỹ thuật kaizen ZQC thường bao gồm các thứ sau:

  1. Cơ khí
  2. Quang học
  3. Điện tử
  4. Phần mềm / AI – Trí tuệ nhân tạo/ Robot.
  5. Point and Calling. (Chỉ và Hô to để bớt gây sai hỏng)
  6. Quy trình/Hướng dẫn công việc/checklist/Biểu mẫu trong các hệ thống như ISO, HACCP. GMP…..Các tài liệu này nêu rõ các điểm kiểm soát, giúp mọi người kịp thời phát hiện các công việc hỏng trước khi gây ra hậu quả. (Việc này chỉ có hiệu quả khi chúng ta áp dụng ISO, HACCP, GMP…là thực chứ không phải là hình thức).

Chúc Anh Chị áp dụng thành công!
Trần Đình Cửu

ĐT: 0913918854 – 0909839466

KAIZEN THAY ĐỔI CÁC THÓI QUEN XẤU

Tôi nhớ một chuyện khi mình 13 tuổi, gây cho tôi một ấn tượng rất khó quên. Mẹ tôi lúc đó bán tạp hóa và nước đá cục. Tôi có đưa cho một người đàn ông cục nước đá khoảng 1kg và cứ ngỡ là ông đã đưa tay cầm, nên đã buông cục đá ra. Chính lúc đó tôi phát hiện, cục đá đã rơi khỏi tầm với của ông ta. Với phản xạ cực nhanh, tôi quơ nhanh tay trái và bắt được cục đá.

Người đàn ông nói: “Thằng bé này phản xạ rất tốt, có khiếu đi học võ đó!”. Nhưng sau này tôi trở thành “Thủ môn” các bạn ạ. Như vậy khi cục đá rơi, các bạn thử hình dung, tôi có kịp suy nghĩ nên bắt bằng tay trái hay tay phải đây? Chắc chắn là không rồi, làm gì mà kịp suy nghĩ. Tôi bắt được cục đá là nhờ vào phản xạ, vậy phản xạ do đâu mà có? Đó chính là thói quen chơi bóng đá từ bé, nó đã hình thành phản xạ chớp nhoáng đó. Thói quen phản xạ đó là do tiềm thức điều khiển hành động, chứ không phải ý thức nó điều khiển.

Theo nhiều nguồn sách vở về tâm lý, người ta nhận định khái quát tư duy của chúng ta gồm “ý thức” và “tiềm thức”. Trong đó ý thức quyết định các hoạt động hàng ngày của chúng ta khoảng 10%, còn lại tiềm thức quyết định hoạt động hàng ngày là 90%.

Các bạn xem hình dưới đây.

Để dễ hình dung, tôi xin minh họa một ví dụ. Các bạn hãy nhớ lại ngày đầu tiên tập chạy xe máy, lúc đó chúng ta rất ý thức, nghĩa là tập trung chú ý nhớ tay ga là bên phải, cần sang số là chân trái, cần đạp thắng là chân phải, để chúng ta tập tành điều khiển xe máy sao cho an toàn. Nhưng đến nay, mỗi buổi sáng, các bạn bắt đầu chạy xe đi làm, các bạn có còn phải chú ý tay nào là ga, chân nào là số, chân nào là thắng hay không? Chắc chắn 100% là không rồi, thậm chí chúng ta vừa chạy vừa suy nghĩ đến các công việc sắp tới, chúng ta không cần phải chú ý đến các bộ phận và chức năng của xe, nhưng chúng ta vẫn điều khiển một cách rất chuyên nghiệp. Và một chuyện rất lạ nhưng rất đời thường, tôi chưa hề thấy ai đã chạy xe máy mà về sau lại quên cách chạy xe. Cứ lên xe là chúng ta điều khiển rất tự nhiên. Việc điều khiển này là do thói quen, tiềm thức quyết định.

Vậy tóm lại trong cuộc sống và trong sản xuất kinh doanh hàng ngày, thói quen (tiềm thức) chiếm 90% trong việc điều khiển các hoạt động, hành xử của chúng ta.

Nếu bạn có thói quen tốt, thói quen tích cực, xin chúc mừng bạn. Vì lúc đó, kết quả các hoạt động của bạn sẽ là rất tốt, đem lại giá trị cho người khác.

Nếu ngược lại, thì đó là điều bất hạnh. Nhưng bạn không phải lo lắng, bạn hãy thực hiện “Kaizen” vì cuộc sống hạnh phúc của chính bản thân bạn.

Trong năm 2019, tại chương trình 5 Phút Hôm Nay trên VTV1, chia sẻ 3 video clip giao thông “rợn người” và “đặc sản” chỉ có tại Việt Nam.

– Video thứ nhất nói về cảnh xảy ra tại một ngã tư ở tỉnh Bình Dương. Đường đang bị tắc, mọi phương tiện dịch chuyển rất chậm. Một xe container đầu kéo đang lết từng centimet, có lúc thì phải dừng. Vậy mà có một nhóm người lái xe gắn máy, dắt xe chui qua gầm xe container để thoát sang đường kế bên. Thật là một hành động liều lĩnh, quên cả tính mạng, chỉ vì muốn đi nhanh lên một chút. Đây là những người có thói quen luồn lách đủ kiểu để thoát “kẹt xe” trong hoạt động hàng ngày.

– Video clip thứ hai, chia sẻ cảnh một xe rơ moóc chở một lúc hai thùng container rỗng ruột chạy bon bon và nghênh ngang trên đường ngoại ô Hà Nội, chiếm gần hết cả hai làn đường. Hành động đó của lái xe rơ moóc quá nguy hiểm. Liệu đây có phải là lần đầu tiên họ chở như vậy hay đã thực hiện nhiều lần rồi? Tôi cược là họ đã chở nhiều lần rồi, mới chạy rất chuyên nghiệp như thế trên đường.

– Video Clip thứ ba, chia sẻ cảnh một xe container rẽ trái tại một ngã tư ở tỉnh Bình Dương. Khi xe đi vào vòng cung thì container vướng vào đường dây điện, làm cho thùng container rơi xuống đường, suýt đè bẹp một người chạy xe máy bên cạnh.

Thật là một cảnh tượng kinh hoàng, tưởng chừng chỉ có ở trên phim, ai ngờ lại đang xảy ra trong thực tế đời thường. Tôi có lời khuyên là các bạn nhớ đừng đi bên cạnh các xe container “hung thần” đặc sản tại Việt Nam nhé. Nguyên nhân rớt thùng container là do người ta không gài chốt cố định thùng container. Tôi lại xin hỏi các bạn, liệu đây là lần đầu tiên người ta quên gài chốt hay là thường xuyên có thói quen không gài chốt? Tôi cũng cược luôn, chắc chắn đây là thói quen thường xuyên của tài xế, đã hành động như thế nhiều lần rồi.

Vậy cả ba trường hợp này, ta phải Kaizen kiểu gì bây giờ, để không tái diễn? Nhà nước kêu gọi mọi người dân phải ý thức, phải nhận thức đó là hành động sai, hành động rất nguy hiểm cho mình và cho người khác.

Mọi người vẫn lên án các hành động này và cũng kêu gọi cùng nhau phải ý thức, phải cải tiến, phải thay đổi để không tái diễn những sự không phù hợp.

Thưa các bạn, việc kêu gọi mọi người dân phải ý thức để thay đổi tốt hơn là hoàn toàn đúng, chúng ta cần ủng hộ và nhắc nhở nhau cùng thực hiện. Nhưng Kaizen mà đòi hỏi phải ý thức thì e rằng hiệu quả sẽ không cao, vì cả ba trường hợp này đều do thói quen xấu (tiềm thức không tốt) điều khiển.

Muốn kaizen thay đổi thói quen xấu này, ta phải thực hiện cách thức kaizen không đòi hỏi người thực hiện phải ý thức, phải chú ý mà vẫn không bị sai. Đó chính là kaizen triệt tiêu nguồn gốc gây sai hỏng, gây lãng phí, giúp mọi người luôn làm đúng ngay từ đầu bởi vì cách kaizen này không có cơ hội làm sai, cực kỳ hiệu quả. Phương pháp kaizen này có tên gọi là Kiểm soát chất lượng không sai lỗi ZQC (Zero Quality Control).

Thân mời các bạn hãy đón xem bài viết kế tiếp: “Phương pháp kaizen ZQC không sai lỗi, giảm chi phí, nâng cao năng suất”.
https://trandinhcuu.com/phuong-phap-kaizen-zqc-zero-quality-control-khong-sai-loi-giam-chi-phi-nang-cao-nang-suat/

Chúc các bạn kaizen thành công!
Trần Đình Cửu

Lợi ích của Kaizen

Khi áp dụng Kaizen một cách thực sự, chúng ta sẽ gặt hái được rất nhiều kết quả trong cuộc sống cũng như trong sản xuất và kinh doanh.

 1. Cuộc sống cá nhân

Chúng ta có thể cải tiến tư duy và nhận thức để đem lại những điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống của chính mình.

Ví dụ, bạn có thể cải tiến thay đổi một thói quen cũ “ngủ nướng” bằng một thói quen “dậy sớm”, chắc chắn mang lại cho bạn nhiều lợi ích trong cuộc sống.

Chúng ta có thể cải tiến cách sống, cách sinh hoạt và cách chi tiêu trong gia đình để có thể sử dụng và tiết kiệm hợp lý thu nhập của gia đình.

Chúng ta có thể cải tiến cách giao tiếp, cách tương tác, cách thương yêu các thành viên trong gia đình để tạo ra sự hạnh phúc.

Tóm lại, chúng ta có thể Kaizen mọi khía cạnh trong cuộc sống để mưu cầu sự hạnh phúc.

2. Lợi ích của tổ chức

Mọi người trong tổ chức đều có thể tham gia thực hiện Kaizen. Đương nhiên cấp cao nhất phải làm gương thực hiện Kaizen hoạt động của bản thân. Điều này tạo ra văn hóa Kaizen ăn sâu vào máu của từng thành viên và trở thành một tính cách hiện hữu của từng cá nhân. Dẫn đến số lượng Kaizen cực kỳ lớn và chắc chắn đem lại hiệu quả trong doanh nghiệp.

Trong tổ chức, ban lãnh đạo thành lập một ban Kaizen để thúc đẩy, động viên, giám sát, khen thưởng việc thực hiện Kaizen.

Tất cả các khía cạnh liên quan đến 5 yếu tố M trong doanh nghiệp sẽ là đối tượng của việc thực hiện kaizen.

5M bao gồm: (1) Man – Con người; (2) Machine – Máy móc; (3) Material – Nguyên vật liệu đầu vào; (4) Method – Phương pháp sản xuất, công nghệ, quy trình kinh doanh, v.v…; (5) Measurement – Đo lường, giám sát.

Khi ban kaizen thúc đẩy các hoạt động cải tiến liên quan đến 5M, chắc chắn dẫn đến các yếu tố P, Q, C, D, S, M, E sẽ tốt hơn. Điều này giúp công ty nâng cao sự thỏa mãn khách hàng và các bên liên quan. Giúp công ty tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Đây chính là mong đợi của tất cả các công ty để thành công và phát triển bền vững.

Các doanh nghiệp phát triển bền vững, tuổi thọ cả trăm năm có 4 đặc điểm như hình minh họa dưới đây: (trích bài giảng Quản lý chất lượng từ Dự án đào tạo tư vấn viên Việt Nam – do Samsung và Bộ Công thương tổ chức)

Trong đó, không ngừng đổi mới, sáng tạo (Kaizen) chính là một trong bốn đặc điểm chung của các Doanh nghiệp có khả năng sinh tồn mạnh mẽ, tuổi thọ lâu dài. Điều này đã được minh chứng bởi các doanh nghiệp trên thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản.

Có thể nói, 7 nguyên tắc quản lý chất lượng cũng như các yêu cầu đưa ra của tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO 9001 thể hiện đầy đủ 4 yếu tố thành công của các doanh nghiệp có tuổi thọ hàng trăm năm trên thế giới.

Do đó, hầu như các công ty trên thế giới đã và đang lựa chọn triển khai, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001.

Các doanh nghiệp tại các nước phát triển áp dụng và vận hành hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn ISO là điều hiển nhiên. Ngoài ISO là tiêu chuẩn hệ thống quản lý cơ bản, các doanh nghiệp này còn áp dụng các hệ thống quản lý cao hơn như Malcolm Baldrige, TQM (Total Quality Management). Hoặc họ áp dụng các Kỹ Thuật Kaizen hiện trường từ đơn giản đến phức tạp như IE, Lean, Six Sigma, … để nâng cao tối đa 4 yếu tố thành công của các doanh nghiệp trăm năm.


Chúc các bạn kaizen thành công
Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu

[Chú thích:
P: Productivity – Năng suất; Q: Quality – Chất lượng; C: cost – Chi phí; D: Delivery – Giao hàng đúng hạn; S: Safety – An toàn; M: Moral – Tinh thần kỷ luật và đạo đức); E:Energy – Năng lượng / Environment – Môi trường]

BỐI CẢNH THAY ĐỔI THÌ PHƯƠNG PHÁP PHẢI THAY ĐỔI

Xin chia sẻ với các bạn một câu chuyện. Tại một gia đình nọ gồm “Tứ đại đồng đường”, có nghĩa là có 4 thế hệ cùng đang chung sống với nhau. Đại gia đình đó hiện có một cô bé 6 tuổi, một bà mẹ trẻ 32 tuổi, một bà ngoại 60 tuổi và một bà cố ngoại 85 tuổi. Vào ngày giỗ lớn của gia đình, bà mẹ trẻ đã làm cỗ để đãi khách. Cô bé nhỏ rất tò mò khi quan sát việc làm cỗ của bà mẹ trẻ. Trong khi chiên gà, bà mẹ trẻ đã chặt đôi con gà để chiên, lúc đó cô bé thấy làm lạ liền hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Tại sao chiên gà phải chặt ra làm đôi?”.

Bà mẹ cực kỳ ngạc nhiên khi nghe câu hỏi đó và giật mình thầm nghĩ: “Ừ nhỉ, tại sao phải chặt đôi gà khi chiên?”. Sau một vài giây, bà mẹ trẻ nói: “Con à! Mẹ cũng không biết tại sao phải chặt con gà ra làm đôi khi chiên, mẹ chỉ thấy bà ngoại làm vậy thì mẹ cũng làm theo thôi con”.

Cô bé tiến tới bà ngoại và hỏi: “Ngoại ơi! Tại sao phải chặt đôi con gà khi chiên?”. Bà ngoại cũng giật mình và ngạc nhiên giống như bà mẹ trẻ, sau đó bà ngoại nói: “Cháu yêu của bà, ngoại cũng không biết tại sao khi chiên gà phải chặt đôi, ngoại thấy bà cố ngoại làm như vậy nên bà làm theo thôi con”.

Đúng là trẻ con không bao giờ bỏ cuộc các bạn à. Cô bé tiếp tục tiến tới bà cố ngoại và đặt ra câu hỏi tương tự như đã hỏi mẹ và bà ngoại. Sau khi nghe cháu gái hỏi, bà cố ngoại suy nghĩ một lúc và chợt nhớ ra điều gì đó, rồi nói cho cô cháu nhỏ: “Cháu yêu của bà, bà cố đã hiểu câu hỏi của cháu. Đúng là chiên gà phải chặt ra làm đôi để chiên cháu à. Bởi vì ngày xưa bà cốnghèo , chỉ mua được cái chảo nhỏ. Do đó, khi chiên gà phải chặt ra làm đôi để chiên thành hai lần, thì mới vừa với cái chảo nhỏ mà bà cố có cháu à!”. Câu chuyện là thế đấy các bạn, rất ngớ ngẩn và lãng phí. Tóm lại như sau:  

Có nhiều chuyện rất đời thường, ta quá quen thuộc đến mức khi thực hiện ta không hề thắc mắc, không hề đặt vấn đề tại sao ta làm thế. Làm như thế liệu có còn hiệu quả, còn phù hợp hay không?
Do đó, chúng ta phải kaizen theo nguyên tắc: “Bối cảnh thay đổi thì phương pháp phải thay đổi”.

Sự thay đổi của môi trường doanh nghiệp và chiến lược sản xuất kinh doanh: (trích bài giảng Quản lý chất lượng từ Dự án đào tạo tư vấn viên Việt Nam – do Samsung và Bộ Công thương tổ chức)

Nhận định của John Chambers (Chủ tịch Cisco): “Trong thế kỷ 21, doanh nghiệp chiến thắng không phải là doanh nghiệp to lớn mà là doanh nghiệp phản ứng nhanh”. Tuyên bố này của ông thể hiện sự đề cao cải tiến, thay đổi liên tục của doanh nghiệp theo bối cảnh kinh doanh và yêu cầu của khách hàng để có thể tồn tại và phát triển trong thời đại mới.

Doanh nghiệp cũng như một thực thể sống, cần sự thay đổi liên tục để thích nghi với môi trường luôn thay đổi.
Theo thống kê của Mckinsey, tuổi thọ trung bình của các doanh nghiệp trên thế giới là 15 năm (2005).
Theo Fortune 500, chỉ trong vòng 5 năm, 1/3 trong số 500 doanh nghiệp của Fortune đã được thay thế.

Tuổi thọ của doanh nghiệp đang ngày càng bị rút ngắn hơn, mà yếu tố cốt lõi nhất đến từ sự thay đổi liên tục của bối cảnh kinh doanh. Trong khi đó các doanh nghiệp lại không kịp thay đổi để thích nghi.

Môi trường hoạt động kinh doanh xung quanh ta thay đổi rất nhanh chóng. Các yêu cầu/ mong đợi của các bên liên quan luôn thay đổi. Ví dụ như: yêu cầu khách hàng, yêu cầu của nhân viên, luật pháp, xã hội, đối thủ cạnh tranh, các đối tác và cộng đồng, … luôn thay đổi. Vì vậy chúng ta phải luôn Kaizen theo nguyên tắc nêu trên.

Chúc các bạn kaizen thành công!
Trần Đình Cửu.