Doanh nghiệp lớn không phải do nhiều vốn, mà do họ liên tục cải tiến, kaizen và sáng tạo để phục vụ khách hàng tốt hơn, khách hàng ngày càng nhiều và tài chính ngày càng thịnh vượng.
Chúc các bạn kaizen thành công! Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu.
Vào thời điểm hiện nay, ở bất cứ đâu
tôi cũng đều nghe các
doanh nghiệp than vãn rất nhiều về vấn đề bán hàng doanh thu thấp, lợi nhuận
giảm, thị trường
rất khó khăn. Sales & marketing hoạt động hết công suất nhưng vẫn không
cách nào
nâng cao được doanh thu và lợi nhuận.
Thưa các bạn, đúng vậy! Thời buổi hiện nay
đang rất khó
khăn. Qua 27 năm kinh nghiệm tư vấn, tôi nhận thấy ngoài yếu tố khách quan bị ảnh hưởng do dịch covid và chiến tranh, còn một nguyên nhân “chủ quan” rất quan trọng là do chính chúng ta.
Tại sao doanh thu & lợi
nhuận thấp, chúng ta
làm đủ mọi cách mà vẫn không nâng lên được? Đó là do chúng ta đã CHỌN SAI khách hàng mục tiêu.
Nếu ngay từ đầu bạn đã chọn sai khách hàng mục tiêu, thì dù bạn có đưa ra các kiểu chiến thuật, cách thức, chương trình bán hàng khác nhau,… cũng sẽ rất khó tạo được doanh thu và lợi nhuận đúng mong đợi.
Vì vậy, tôi kêu gọi các bạn hãy thực
hiện các công việc sau:
1. Phải cải tiến cho bằng được việc xác định ĐÚNG khách hàng mục tiêu. Hiện nay, tôi vẫn thường coaching cho các doanh nghiệp có 8 tiêu chí để đánh giá, lựa chọn
khách hàng mục tiêu đúng. Mỗi một doanh
nghiệp sẽ
dựa trên bối cảnh của họ để trao đổi, sắp xếp những tiêu chí
nào là quan trọng nhất. Sau đó đánh giá lựa chọn khách hàng mục tiêu phù hợp tốt nhất với khả năng của doanh nghiệp
mình.
2. Đội Sales và marketing dựa vào khách hàng mục tiêu đã được xác định để tìm đúng khách hàng. Họ phải thấu hiểu được nhu cầu, mong đợi và nỗi đau của khách hàng.
3. Sau khi Sales và marketing thấu hiểu được nhu cầu, mong đợi và nỗi đau của khách hàng. Họ phối hợp với các bộ phận khác như R&D, kỹ thuật, sản xuất, hoặc mua hàng để thiết kế, cải tiến lại sản phẩm, dịch vụ, nhằm giải quyết được nỗi đau và mong đợi của khách hàng. Việc thiết kế cải tiến lại sản phẩm dịch vụ này bắt buộc Sales và marketing là người dẫn dắt, vì họ hiểu rất rõ về thị trường.
4. Cần phải biết cách xác
định chính sáchtăng giá hay giảm giá phù hợp để đảm bảo tạo được lợi nhuận.
Để giúp các bạn giải quyết được hết các vấn đề trên, thân mời các bạn hãy tham gia chương
trình “KAIZEN BÁN HÀNG THÀNH CÔNG”.
Chương trình sẽ khai
giảng vào ngày vào
14/09/2022. Thông tin chi tiết như sau:
Thông tin
chương trình:
– Thời lượng chương trình: 1 buổi/ 1
tuần x 10 tuần.
– Thời gian học: từ 15g00-16g30 vào thứ tư
hàng tuần.
– Hình thức học: Online qua Zoom.
– Học phí: 3.000.000đ/ 1 học viên.
Lý do tại
sao phải học 1 buổi/ 1 tuần?
Để giúp các bạn áp dụng vào ngay thực tế, vì đây là chương trình rất thực chiến do Thầy Trần
Đình Cửu đào tạo và
hướng dẫn bạn thực hiện các bài tập.
Đối tượng tham dự:
CEO, lãnh
đạo, phụ trách sales của doanh nghiệp SME.
Tôi thường nghe các nhân viên đội sales trao đổi với nhau: Làm thế nào đưa ra các chương trình
khuyến mãi giảm giá để tăng doanh thu trong lúc khó khăn này?. Ta thử nghĩ
ngược lại xem sao? Tại sao cứ phải giảm giá, cứ phải khuyến mãi? Chúng ta có thể tăng giá được không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể được. Để tăng được giá bán, Sales & Marketing phải xác định “Đúng” phân khúc thị trường khách hàng mục tiêu và hiểu rõ nỗi đau của khách hàng mục tiêu đó. Từ đó, Sales & Marketing phối hợp với các bộ phận R&D, kỹ thuật, sản xuất hoặc bộ phận tìm nguồn hàng tiến hành kaizen, cải tiến sản phẩm dịch vụ, tạo sự khác biệt để giải quyết nỗi đau của khách hàng.
Tuy nhiên, khi tăng giá, có khả năng doanh thu sẽ bị giảm. Do đó, bạn
cần phải biết
cách, tính được lượng doanh thu giảm tối đa là bao nhiêu, để lợi nhuận vẫn được
đảm bảo.
Ngược lại, nếu bạn không tăng được giá bán mà
phải thực hiện
các chương trình khuyến mãi giảm giá để hy vọng tăng doanh thu, lúc này bạn cũng phải biết cách, tính được lượng
doanh thu tăng tối thiểu là bao nhiêu để lợi nhuận vẫn bù đắp được
thiệt hại khi
giảm giá.
Đó chính là những mức doanh thu giới hạn để bạn thực hiện chiến thuật tăng hay giảm
giá. Khi
kết quả doanh thu thực tế vi phạm các mức giới hạn này hoặc diễn biến có
xu hướng xấu,
bạn sẽ kịp thời cải tiến thay đổi chiến thuật phù hợp với bối cảnh của mình.
Vậy
tóm lại, bạn phải thực hiện kaizen các nội dung sau:
1. Xác định “ĐÚNG” thị trường khách hàng mục tiêu.
2. Hiểu rõ nỗi đau của khách hàng mục tiêu.
3. Tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ để giải quyết nỗi đau.
4. Tính toán sự hiệu quả việc tăng hay giảm doanh thu để lợi nhuận
vẫn được đảm
bảo
Để biết cách thực hiện kaizen các nội dung trên, chúng tôi thân
mời bạn
tham gia chương trình:
“KAIZEN BÁN HÀNG THÀNH CÔNG”
Thông tin
chương trình:
– Thời lượng chương trình: 1 buổi/ 1
tuần x 10 tuần.
– Thời gian học: từ 15g00-16g30 vào thứ tư
hàng tuần. Bắt đầu khai giảng từ ngày 14/09/2022.
– Hình thức học: Online qua Zoom.
– Học phí: 3.000.000đ/ 1 học viên.
Lý do tại
sao phải học 1 buổi/ 1 tuần?
Để các bạn áp dụng vào ngay thực tế vì đây là chương trình rất thực chiến do Thầy Trần Đình Cửu đào tạo và hướng dẫn bạn thực hiện các bài tập.
Đối tượng tham dự:
CEO, lãnh
đạo, phụ trách sales của doanh nghiệp SME.
Thông tin đăng ký:
Bạn đăng ký tham gia chương trình theo đường link: https://bit.ly/form_đăng_ký_Kaizen_bán_hàng_thành_công
Chúc các bạn thành công & phát triển Trần Đình Cửu ĐT: 0913.918.854 – 0909.839.466
Chúng ta thường hay nghe những câu
chuyện, ví dụ, một số nông dân khi trồng trọt sẽ có 2 phần đất, một phần đất trồng
rau sạch dùng riêng cho gia đình, phần còn lại dùng thuốc tăng trưởng cho cây
nhanh lớn để bán
ra ngoài thị trường. Hoặc một số doanh nghiệp thực phẩm, quán ăn cũng vậy,
sản phẩm sạch dùng riêng cho gia đình, còn lại sử dụng
hoá chất, chất bảo quản,… để làm ra những sản phẩm bán ra thị trường. Ngẫm mà
thấy đau lòng.
Mặt khác cũng có tín hiệu tích cực, nhiều
doanh nghiệp rất
muốn cải tiến để phát triển, nhưng cải tiến bằng
cách nào?
Tôi kêu gọi các doanh nghiệp, chúng ta cải tiến bằng cách: “Hãy trở thành khách hàng của chính công ty mình”.
Khi các CEO đóng vai là khách hàng thật sự của công ty mình, các CEO
hãy đọc những
chương trình marketing, những nội dung marketing để cảm nhận
mình có tự hiểu được không? Có dễ hiểu
không? Thậm chí, nhờ người thân sử dụng sản phẩm/ dịch vụ xem có dễ sử dụng, có
thuận tiên hoặc có khó khăn gì không?
Các bạn nên đọc kỹ từng nội dung khiếu nại của khách hàng. Bạn chọn lọc những khiếu nại, những câu hỏi xảy ra nhiều lần của khách hàng và sử dụng những thông tin này khi đóng vai là khách hàng. Bạn hãy gọi bộ phận chăm sóc khách hàng, đặt ra những câu hỏi đã được chọn lọc. Bạn hãy khách quan, lắng nghe câu trả lời nhằm đánh giá nhân viên của mình trả lời thuyết phục không?, có giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề khiếu nại hay không?, có làm cho khách hàng hài lòng hay không?.
Hoặc bạn thử điền vào các
phiếu thông
tin, phiếu nhận quà tặng có phức tạp, có làm
khách hàng bị bối rối
hay không?
Hoặc khi bạn gọi điện thoại đến công ty mình với tư
cách là khách hàng,
bạn có cảm thấy khó chịu và phiền hà khi máy tự động nói một tràng rất
dài, bắt bạn phải lắng nghe một hồi lâu. Và nếu như bạn chưa kịp nghe, chưa
kịp nhớ
thì phải nghe lại từ đầu.
Ví dụ: – Kính chào quý khách đã gọi đến công ty XYZ, muốn gặp Phòng X thì nhấn phím 1, muốn gặp phòng Y thì nhấn phím 2, … Sau khi chọn được một phím phù hợp, lại tiếp tục nghe: – Muốn giải quyết vấn đề A thì nhấn phím 1, muốn giải quyết vấn đề B thì nhấn phím 2, … Và cuối cùng một hồi lâu mới đến câu: – Muốn gặp tổng đài viên thì nhấn phím 0, nghe lại từ đầu nhấn phím *.
Thưa
các bạn, khi đóng vai thực sự là khách hàng của chính công
ty mình, tôi chắc chắn các bạn sẽ phát hiện ra hàng ngàn,
hàng trăm ý tưởng cần cải tiến. Bạn cần bỏ qua cái tôi của mình, hãy
vô tư và khách quan để lắng nghe, bạn sẽ xác định được rất nhiều điều cần cải tiến giúp cho công ty bạn thành công và phát triển.
Theo Anh Chị, bộ phận nào trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm dẫn dắt, kích hoạt
cải tiến để phát triển?
Câu trả lời nhận được thường là Ban Giám đốc hoặc tất cả các bộ
phận. Tuy nhiên, về bản chất, các bộ phận thường không thích sự thay đổi. Họ cảm thấy khó chịu đối với những
điều không chắc chắn, những việc mơ hồ trong quá trình thực hiện cải tiến.
Mặt khác, doanh nghiệp phải bán những thứ thị trường cần, khách hàng cần. Trong doanh nghiệp, bộ phận hiểu rất rõ thị trường, hiểu rất rõ khách hàng chính là bộ phận sales và marketing. Bộ phận này thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên họ hiểu rất rõ nhu cầu mong đợi và nỗi đau của khách hàng. Vì vậy, bộ phận sales và marketing là bộ phận kích hoạt, dẫn dắt cải tiến.
Ví
dụ: Sales và marketing tiến hành phân khúc thị trường, phân
nhóm khách hàng, hiểu rõ nhu cầu mong đợi và những nỗi đau của từng nhóm khách hàng. Họ hiểu tại sao khách hàng mua sản
phẩm của họ mà không mua sản phẩm của đối thủ hoặc tại
sao khách hàng mua
sản phẩm của đối thủ mà không mua sản phẩm của họ.
Ngoài ra, có 3 trạng thái rất quan trọng đối với doanh nghiệp: 1. Không cải tiến mà giữ như cũ thì chắc chắn hậu quả là phá sản. 2. Thực hiện cải tiến, sáng tạo nhưng thất bại. 3. Thực hiện cải tiến, sáng tạo và nếu thất bại, tiếp tục thực hiện cách thức mới cho đến khi thành công.
Bộ phận sales và marketing hiểu rất rõ cả 3 trạng thái này và sẽ chọn trạng thái thứ 3. Họ sẽ đề nghị các bộ phận phải hợp tác, liên kết với nhau để cải tiến, nhằm giúp công ty tồn tại và phát triển.
Do
đó, bộ phận sales và marketing cần phải có một năng lực rất quan trọng, đó là “thuyết phục”, “liên kết”, “tạo hợp
tác” tất cả các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy, bộ phận sales và marketing không những giỏi bán hàng cho bên ngoài, mà họ còn phải có khả năng bán hàng thuyết phục trong nội bộ.
Tóm lại, doanh nghiệp thành công là nhờ có khách hàng. Khách hàng là người tạo ra nhà máy, doanh nghiệp. Nhà máy, doanh nghiệp không hề tạo ra khách hàng. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của bộ phận sale và marketing là phải “tập trung”, “tập trung” và “tập trung” vào thị trường, vào khách hàng để thấu hiểu nhu cầu, mong đợi và nỗi đau của khách hàng. Từ đó họ kích hoạt, dẫn dắt việc cải tiến trong doanh nghiệp để thành công & phát triển.
Chúc các bạn áp dụng thành công! Trần Đình Cửu ĐT: 0913.918.854
Hiện
nay, vấn đề Covid và chiến
tranh đã làm cho nguồn nguyên liệu, logistic bị đứt gãy, chi phí đầu vào tăng rất
nhanh.Mặt khác, trong công ty,
áp lực phải tăng lương cho nhân viên rất lớn, nguồn lao động khan hiếm.
Trong khi đó, đầu ra không thể nào tăng giá theo kịp. ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ ĐAU ĐẦU CỦA
TẤT CẢ CÁC CHỦ DOANH
NGHIỆP.
Chúng
ta cần phải vượt qua các thách thức này, muốn vậy chỉ có một con đường là nâng cao
năng suất và cắt giảm chi phí. Nhưng muốn nâng cao năng suất và cắt giảm chi phí, các chủ doanh nghiệp cần phải nâng tầm cán bộ công nhân viên của mình lên. Các Anh Chị phải cải tiến (kaizen) làm cho nhân viên thay đổi tư duy để nhận thức được rằng lúc này bắt buộc chúng ta phải đoàn kết nâng cao năng suất & cắt giảm
chi phí để vượt qua khủng hoảng.
Mọi người cần phải kaizen tư duy bằng cách chủ động nhận thức được trách nhiệm cải tiến là của mình, luôn lắng nghe, bám sát hiện trường để đưa ra các giải pháp, mỗi ngày phải
nỗ lực cải tiến, phải phá bỏ
tư duy cố định.
Đó chính là “Kaizen tư
duy”.
Khi kaizen chúng ta phải tạo ra kết quả, phải có “Bằng chứng”. Chúng ta phải quan sát kỹ lưỡng tại hiện trường, phải nhìn ra được yếu tố nào đang cản trở năng suất, yếu tố nào tạo ra những chi phí vô lý để cắt giảm ngay. Từ đó tạo ra lợi nhuận để vượt qua thách thức.
Để thực hiện được các điều này, tôi gửi đến các Anh Chị chương trình rất đặc biệt:
“KAIZEN – CẢI TIẾN HIỆN
TRƯỜNG – HIỆU QUẢ TỨC THÌ”
Chương
trình sẽ giúp nhân viên “kaizen tư duy” của chính
mình. Họ làm việc với thái độ chủ động, tích cực, lắng nghe và đưa các giải
pháp cải tiến, tạo ra các bằng chứng kết quả cụ thể ngay tại hiện trường làm việc để lãnh đạo và khách hàng tin tưởng và khâm phục họ.