MARKETING, SALES DẪN DẮT SÁNG TẠO VÀ CẢI TIẾN TRONG DOANH NGHIỆP

Theo Anh Chị, bộ phận nào trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm dẫn dắt, kích hoạt cải tiến để phát triển?

Câu trả lời nhận được thường là Ban Giám đốc hoặc tất cả các bộ phận. Tuy nhiên, về bản chất, các bộ phận thường không thích sự thay đổi. Họ cảm thấy khó chịu đối với những điều không chắc chắn, những việc mơ hồ trong quá trình thực hiện cải tiến.

Mặt khác, doanh nghiệp phải bán những thứ thị trường cần, khách hàng cần. Trong doanh nghiệp, bộ phận hiểu rất rõ thị trường, hiểu rất rõ khách hàng chính là bộ phận sales và marketing. Bộ phận này thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên họ hiểu rất rõ nhu cầu mong đợi và nỗi đau của khách hàng. Vì vậy, bộ phận sales và marketing là bộ phận kích hoạt, dẫn dắt cải tiến.

Ví dụ: Sales và marketing tiến hành phân khúc thị trường, phân nhóm khách hàng, hiểu rõ nhu cầu mong đợi và những nỗi đau của từng nhóm khách hàng. Họ hiểu tại sao khách hàng mua sản phẩm của họ mà không mua sản phẩm của đối thủ hoặc tại sao khách hàng mua sản phẩm của đối thủ mà không mua sản phẩm của họ.

Ngoài ra, có 3 trạng thái rất quan trọng đối với doanh nghiệp:
1. Không cải tiến mà giữ như cũ thì chắc chắn hậu quả là phá sản.
2. Thực hiện cải tiến, sáng tạo nhưng thất bại.
3. Thực hiện cải tiến, sáng tạo và nếu thất bại, tiếp tục thực hiện cách thức mới cho đến khi thành công.

Bộ phận sales và marketing hiểu rất rõ cả 3 trạng thái này và sẽ chọn trạng thái thứ 3. Họ sẽ đề nghị các bộ phận phải hợp tác, liên kết với nhau để cải tiến, nhằm giúp công ty tồn tại và phát triển.

Do đó, bộ phận sales và marketing cần phải có một năng lực rất quan trọng, đó là thuyết phục, liên kết, tạo hợp tác  tất cả các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy, bộ phận sales và marketing không những giỏi bán hàng cho bên ngoài, mà họ còn phải có khả năng bán hàng thuyết phục trong nội bộ.

Tóm lại, doanh nghiệp thành công là nhờ có khách hàng. Khách hàng là người tạo ra nhà máy, doanh nghiệp. Nhà máy, doanh nghiệp không hề tạo ra khách hàng. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của bộ phận sale và marketing là phải “tập trung”, “tập trung” và “tập trung” vào thị trường, vào khách hàng để thấu hiểu nhu cầu, mong đợi và nỗi đau của khách hàng. Từ đó họ kích hoạt, dẫn dắt việc cải tiến trong doanh nghiệp để thành công & phát triển.

Chúc các bạn áp dụng thành công!
Trần Đình Cửu
ĐT: 0913.918.854

CÁCH KAIZEN VIỆC TÌM KHÁCH HÀNG VÀ GIỮ KHÁCH HÀNG

Trong doanh nghiệp, các hoạt động chính của TIẾP THỊ là gì?

Thực chất, đó chính là nhận dạng khách hàng, hấp dẫn khách hàng, tìm đúng khách hàng mục tiêu và sau đó là giữ chân khách hàng. Tóm lại nó bao gồm: “TÌM VÀ GIỮ” được khách hàng.

Vậy các hoạt động nào trong doanh nghiệp liên quan đến việc “TÌM VÀ GIỮ được khách hàng?

Tất cả các công việc ở mọi công đoạn ít nhiều đều liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến việc “TÌM VÀ GIỮ” khách hàng. Do đó, các hoạt động nào không liên quan đến việc “TÌM VÀ GIỮ” khách hàng sẽ là lãng phí và cần phải loại bỏ ngay.

Vì vậy, trong doanh nghiệp, các Lãnh đạo cần huấn luyện nhân viên hiểu tầm quan trọng công việc hàng ngày của họ ảnh hưởng thế nào đến việc “tìm và giữ” khách hàng. Đảm bảo nhân viên biết và thực hiện đúng cách làm để tạo ra sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất, đáp ứng tốt việc “tìm và giữ” khách hàng.

Ở những doanh nghiệp thành công, ngay từ khâu tuyển dụng, họ chú ý rất cẩn thận tuyển được những người có suy nghĩ, thái độ, hành xử thật sự tôn trọng khách hàng và có năng lực thực hiện tốt công việc được giao.

Ví dụ: Một nhân viên bán hàng tốt, khi nhận được đơn đặt hàng, họ cẩn thận đọc lại các thông tin cho khách hàng, nhằm khẳng định thông tin đúng, đảm bảo phục vụ chính xác nhu cầu của khách hàng. Hoặc một nhân viên bảo vệ tốt, khi họ thấy khách hàng đến cửa hàng, họ luôn chào hỏi lịch sự và niềm nở, dắt xe cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng rất tận tình.

Ngay cả một doanh nghiệp rất lớn và thành công như Toyota, họ đã cho phép công nhân dừng ngay dây chuyền sản xuất để điều chỉnh những lỗi sai hỏng, đảm bảo không để dịch vụ hỏng, sản phẩm hỏng đi qua công đoạn kế tiếp, cũng như chuyển giao đến khách hàng.

Vì vậy, trong doanh nghiệp, tôi kêu gọi các bạn phải tập trung kaizen, đảm bảo TÌM ĐƯỢC KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU VÀ GIỮ ĐƯỢC KHÁCH HÀNG, bằng cách bạn hãy huấn luyện nhân viên hiểu được tầm quan trọng công việc hàng ngày của họ, huấn luyện cách thức làm như thế nào tốt nhất để tạo ra sản phẩm/ dịch vụ khác biệt đem lại giá trị cho khách hàng.

Chúc các bạn áp dụng thành công!
Trần Đình Cửu
ĐT: 0913.918.854

CÁCH THỨC NHÂN VIÊN KAIZEN HIỆU QUẢ TỨC THÌ

“VIỆC ĐI TÌM BẠN, CHỨ BẠN KHÔNG ĐI TÌM VIỆC”

Xin chào Anh Chị Em,

Trước đây với vị trí làm công ăn lương trong 17 năm, tôi xin chia sẻ đến các bạn đang là cán bộ công nhân viên 2 nguyên tắc:

  1. Khi làm việc, tôi không bao giờ mong chờ công ty quyết định lương.
  2. Tôi chủ động quyết định thu nhập của tôi, vận mệnh của tôi bằng cách khi làm việc luôn tạo giá trị cho công ty, mang lại lợi ích cho khách hàng bên ngoài và khách hàng nội bộ, lúc đó tự nhiên tiền sẽ tới.

Và khi chúng ta làm như thế: “Việc sẽ đi tìm bạn và bạn không phải đi tìm việc”.

Để làm được điều này, chúng ta cần Kaizen bằng cách nào?

Bạn hãy phân tích SWOT cá nhân mình [S: Strengths – điểm mạnh; W: Weaknesses – điểm yếu; O: Opportunities; T: Opportunities – thách thức/ đe doạ]

Ví dụ: Bạn là trưởng phòng mua hàng.

  • Điểm mạnh: biết nhiều nguồn hàng, đàm phán giỏi.
  • Điểm yếu: không hoàn thành các deadline, một số lô hàng mua vào không đạt yêu cầu.
  • Cơ hội: hiện nay công ty đang phát động chương trình, ai cải tiến tốt sẽ được thăng tiến.
  • Đe doạ: Công ty đưa ra quyết định, năm nay phòng mua hàng mà không giảm được chi phí mua vào x% thì sẽ được sắp xếp lại.

Bạn phân tích SWOT để phát huy các điểm mạnh, khai thác cơ hội, cải tiến điểm yếu để tận dụng cơ hội, né tránh được đe doạ. Mặt khác, bạn nên Kaizen thay đổi cả tư duy khi làm việc, đừng nghĩ đến tiền trước mà cần tạo ra giá trị để người khác tin tưởng và khâm phục bạn. Từ đó, tiền sẽ tự nhiên đến và bạn sẽ hạnh phúc.

Nói thì dễ, thực hiện mới khó phải không bạn? Chúng ta cần phải có “bằng chứng” cải tiến cụ thể trong công việc để người khác tin tưởng và khâm phục bạn.

Bạn hãy đến hiện trường, phân tích cụ thể chỗ nào cản trở năng suất, chỗ nào làm tăng chi phí và thực hiện cải tiến ngay tạo ra kết quả tức thì.

Để thực hiện điều này dễ dàng và hiệu quả, bạn hãy tham gia chương trình:

“KAIZEN – CẢI TIẾN HIỆN TRƯỜNG – HIỆU QUẢ TỨC THÌ”

Link form đăng ký khoá học TẠI ĐÂY

Chúc các bạn áp dụng thành công!
Trần Đình Cửu.
ĐT: 0913.918.854

KAIZEN LIÊN TỤC ĐỂ KHÁCH HÀNG TIN TƯỞNG & KHÂM PHỤC DOANH NGHIỆP CỦA BẠN

Xin chào các bạn,

Hôm nay, tôi đọc trên facebook của một người bạn là anh Quang Hiển đã chia sẻ một bài viết mà khiến tôi phải suy nghĩ. Anh chia sẻ: bên cạnh những cuộc thi hoa hậu uy tín như Hoa Hậu Hoàn Vũ, Hoa Hậu Thế Giới Việt Nam, thì năm 2022 kích hoạt hàng loạt các chương trình hoa hậu khác như Hoa Hậu Siêu Quốc Gia, Hoa Hậu Dân Tộc, Hoa Hậu Du Lịch, Hoa Hậu Thể Thao, Hoa Hậu Quý Bà, Hoa Hậu Doanh Nhân, … Anh Hiển cho rằng, việc ra ngoài ngõ và chạm mặt hoa hậu là chuyện có thật.

Vấn đề này tương tự như đối với doanh nghiệp, ngoài những giải thưởng uy tín như Giải Thưởng Chất Lượng Quốc Gia Việt Nam, Giải Thưởng Sao Vàng Đất Việt, … thì có rất nhiều giải thưởng khác dành cho doanh nghiệp như Giải Thưởng Thương Hiệu, Giải Thưởng Thực Phẩm Xanh, Giải Thưởng sản phẩm …cho trẻ con, …, nói chung là rất nhiều, tôi cũng không nhớ nổi. Tôi gọi hiện tượng này là loạn giải thưởng, loạn hoa hậu.

Dựa trên tinh thần Kaizen, tôi và các bạn không chê bai, mà hãy nhìn chung quanh chúng ta bản chất là như vậy. Chúng ta học tập cả điểm tốt lẫn điểm xấu để ứng dụng cải tiến cho doanh nghiệp mình.

Tại sao lại có loạn giải thưởng, loạn hoa hậu như thế?

Theo quan điểm của tôi, rõ ràng có nhu cầu “bệnh thành tích”. Các nhà tổ chức rất thông minh, họ biết rõ nhu cầu bệnh thành tích, nên đã thiết kế rất nhiều chương trình giải thưởng khác nhau. Đấy là tuyệt chiêu thiết kế “Thị trường ngách”.

Vì vậy, tôi kêu gọi các bạn hãy ứng dụng Kaizen vào ngay công ty của mình.

Ví dụ:

1. Bạn nhìn vào trong công ty còn những ngách thị trường nào ở sản phẩm/ dịch vụ của mình mà nhu cầu đang rất cần, nhưng chưa ai đáp ứng, thì hãy cải tiến ngay để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

2. Trong công ty từ sếp đến nhân viên hãy nói “không” với “bệnh thành tích”, chúng ta cần làm thật, thực hiện được giá trị thật, cải tiến thật mang lại giá trị thật cho khách hàng. Từ đó, khách hàng tin tưởng, khâm phục và mua sản phẩm/ dịch vụ của chúng ta.

3. Đối với vị trí là nhân viên, các bạn cần “Kaizen tư duy” của chính mình, phải dựa vào dữ liệu thật, cải tiến thật, tạo ra kết quả thật để lãnh đạo hoàn toàn hài lòng, tin tưởng, khâm phục bạn. Cuộc sống của bạn chắn chắn sẽ hạnh phúc.

4. Ngoài Kaizen tư duy, bạn cần phải xuống hiện trường để xác định chính xác những chỗ gây lãng phí, những thứ cản trở năng suất, cản trở dòng chảy công việc. Tiến hành phân tích, đưa ra cải tiến cắt giảm lãng phí và tăng năng suất đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Tóm lại, các bạn hãy thực hiện hai điều sau:

1. “KAIZEN TƯ DUY”, làm thật, số liệu thật, Kaizen thật.

2. “KAIZEN HIỆN TRƯỜNG”, xuống hiện trường, phân tích số liệu thật, đưa ra cải tiến thật, tạo ra các kết quả thật.

Để thực hành tốt hai điều trên, thân mời các bạn hãy tham gia chương trình:

“KAIZEN – CẢI TIẾN HIỆN TRƯỜNG – HIỆU QUẢ TỨC THÌ”

Link đăng ký: https://bit.ly/form_dang_ky_Kaizen_12_Tuan_qua_Zoom

A/ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Tại sao phải Kaizen:
1.1) Kaizen là gì ?
1.2) Sai hỏng trong doanh nghiệp
1.3) Giải quyết cân bằng các mối quan tâm trong doanh nghiệp (Người Chủ – Nhân viên – Khách hàng)

2. Kaizen tư duy: Bảy (7) bí quyết Kaizen
2.1) Tinh thần làm chủ
2.2) Vượt sự mong đợi
2.3) Tập trung & cẩn thận
2.4) Lắng nghe & liên kết
2.5) Trách nhiệm
2.6) Làm tới cùng – Never give up.
2.7) Tin tưởng.

3. Kaizen – Cải tiến hiện trường.
3.1) Kaizen dễ hay khó? Bài học để Kaizen hiện trường thành công
3.2) Nhận diện Tám loại lãng phí trong doanh nghiệp. Ví dụ minh họa
3.3) Thực hành nguyên lý Kaizen 1%
3.4) Kỹ thuật Kaizen ZQC (Zero Quality Control – không sai lỗi):
– Các kỹ thuật Kaizen ZQC: Cơ khí, quang học, điện tử, phần mềm.
– Kỹ thuật ZQC: Point and Calling.
3.5) Cơ chế khen thưởng Kaizen.
3.6) Áp dụng PDCA trong Kaizen.

B/ THÔNG TIN KHÓA HỌC:

1. Thời gian: 12 tuần
– Lớp 1: từ 15h00 – 16h30, thứ sáu hàng tuần, khai giảng ngày 22/7/2022
– Lớp 2: từ 20h00 – 21h30, thứ sáu hàng tuần, khai giảng ngày 22/7/2022

2. Đối tượng: Từ nhân viên đến lãnh đạo cấp cao.

3. Người đào tạo: MBA Trần Đình Cửu – Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu, với trên 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo.

4. Kinh phí:
1.000.000đ/ 1 người
– Hoặc 15.000.000đ/ công ty (số người tham dự trong 1 công ty không quá 30 người)

5. Người liên hệ: Ms Thu Hồng – 0909.839.982

6. Link đăng ký: https://bit.ly/form_dang_ky_Kaizen_12_Tuan_qua_Zoom

Chúc các bạn thành công và phát triển.
Trần Đình Cửu.

Số liệu thật, Kaizen thật, kết quả thật!

Xin chào Anh Chị.

Hiện nay, nhiều người đang bàn tán xôn xao về số liệu kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP quý 2 năm 2022 là 7,72% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng lớn nhất tính từ năm 2011 đến nay, trong khi chỉ số tiêu dùng chỉ có 2,44%.

Có bài báo cho rằng các chỉ số này hơi lạc quan quá và một vị tiến sĩ đưa ra một ẩn dụ khá thú vị: với chỉ số tiêu dùng 2,44%, năm ngoái nếu bạn đi chợ mua hết 100.000đ thì năm nay bạn đi chợ, cùng lượng hàng như thế, số tiền sẽ là 103.000đ.

Thưa Anh Chị, nếu số liệu không chính xác, lãnh đạo dựa vào đó để phân tích và đưa ra các quyết định chiến lược và mục tiêu, thì cực kỳ nguy hại. Tôi rất hy vọng số liệu trên phản ánh chính xác bối cảnh của nền kinh tế.

Do đó, trong doanh nghiệp, chúng ta hãy Kaizen, đảm bảo các dữ liệu phải phản ánh chính xác, đúng thực chất với bối cảnh kinh doanh, với hiện trạng của doanh nghiệp mình.

Từ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên, chúng ta hãy nói “không” với phương pháp “ấn – độ”, tức là “độ” ra một con số, sau đó “ấn” vào để báo cáo cho đẹp, để nổi bật thành tích.

Chúng ta phải “Kaizen tư duy”, là làm thật, số liệu thật, quyết định thật, mang lại giá trị thật cho khách hàng để khách hàng tin tưởng và khâm phục doanh nghiệp của mình, chúng ta sẽ thành công.

Đối với vị trí là cán bộ nhân viên, các bạn cần dựa vào dữ liệu thật, cải tiến thật, tạo ra kết quả thật để lãnh đạo tin tưởng và khâm phục bạn.

Chúng ta phải xuống hiện trường, thu thập chính xác các dữ liệu, phân tích và đưa ra các cải tiến thật.

Ví dụ, chúng ta xác định chính xác những chỗ gây lãng phí, những thứ cản trở năng suất, cản trở dòng chảy công việc. Tiến hành phân tích, đưa ra cải tiến cắt giảm lãng phí, tăng năng suất, giúp công ty vượt qua khủng hoảng.

Vậy, tôi kêu gọi Anh Chị hãy thực hiện hai điều sau:

  1. KAIZEN TƯ DUY”, làm thật, số liệu thật, Kaizen thật.
  2. KAIZEN HIỆN TRƯỜNG”, xuống hiện trường, phân tích số liệu thật, đưa ra cải tiến thật, tạo ra các kết quả thật.

Để thực hành tốt hai điều trên, Anh Chi hãy tham gia chương trình:

KAIZEN – CẢI TIẾN HIỆN TRƯỜNG HIỆU QUẢ TỨC THÌ”

Link đăng ký: https://bit.ly/form_dang_ky_Kaizen_12_Tuan_qua_Zoom

A/ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Tại sao phải Kaizen:

1.1) Kaizen là gì ?

1.2) Sai hỏng trong doanh nghiệp

1.3) Giải quyết cân bằng các mối quan tâm trong doanh nghiệp (Người Chủ – Nhân viên – Khách hàng)

2. Kaizen tư duy: Bảy (7) bí quyết Kaizen

2.1) Tinh thần làm chủ

2.2) Vượt sự mong đợi

2.3) Tập trung & cẩn thận

2.4) Lắng nghe & liên kết

2.5) Trách nhiệm

2.6) Làm tới cùng – Never give up.

2.7) Tin tưởng.

3. Kaizen – Cải tiến hiện trường.

3.1) Kaizen dễ hay khó? Bài học để Kaizen hiện trường thành công

3.2) Nhận diện Tám loại lãng phí trong doanh nghiệp. Ví dụ minh họa

3.3) Thực hành nguyên lý Kaizen 1%

3.4) Kỹ thuật Kaizen ZQC (Zero Quality Control – không sai lỗi):

– Các kỹ thuật Kaizen ZQC: Cơ khí, quang học, điện tử, phần mềm.

– Kỹ thuật ZQC: Point and Calling.

3.5) Cơ chế khen thưởng Kaizen.

3.6) Áp dụng PDCA trong Kaizen.

B/ THÔNG TIN KHÓA HỌC:

1. Thời gian: 12 tuần

  • Lớp 1: từ 15h00 – 16h30, thứ sáu hàng tuần, khai giảng ngày 22/7/2022
  • Lớp 2: từ 20h00 – 21h30, thứ sáu hàng tuần, khai giảng ngày 22/7/2022

2. Đối tượng: Từ nhân viên đến lãnh đạo cấp cao.

3. Người đào tạo: MBA Trần Đình Cửu – Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu, với trên 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo.

4. Kinh phí:

  • 1.000.000đ/ 1 người
  • Hoặc 15.000.000đ/ công ty (số người tham dự trong 1 công ty không quá 30 người)

5. Người liên hệ: Ms Thu Hồng – 0909.839.982

6. Link đăng ký: https://bit.ly/form_dang_ky_Kaizen_12_Tuan_qua_Zoom

Chúc Anh Chị thành công và phát triển.

Trần Đình Cửu.

Thông báo:

Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu trân trọng kính mời các Anh Chị tham gia khoá học “KAIZEN – CẢI TIẾN HIỆN TRƯỜNG – HIỆU QUẢ TỨC THÌ”

Link đăng ký khoá học: https://bit.ly/form_dang_ky_Kaizen_12_Tuan_qua_Zoom


Trân trọng kính mời!

Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu

MẠNH NHẤT BẰNG NGAY TẠI ĐIỂM YẾU NHẤT

Trong doanh nghiệp bao gồm chuỗi các hoạt động liên kết với nhau để tạo thành sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Các hoạt động bao gồm như marketing, thiết kế, mua hàng, sản xuất, vận chuyển, giao hàng, chăm sóc khách hàng sau khi bán, v.v…. Chúng tạo thành chuỗi các mắt xích liên kết với nhau, đầu ra của quá trình này sẽ là đầu vào của quá trình kế tiếp.

Do đó, trong một chuỗi mắt xích nếu có chỗ nào bị đứt ra, thì sản phẩm/ dịch vụ đầu ra cũng sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Theo các bạn, trong chuỗi mắt xích sẽ bị đứt ở mắt nào?

Thưa các bạn, có người nói ở đầu mắt xích, có người nói ở giữa và có người nói ở cuối, nhưng câu trả lời đúng nhất là chuỗi mắt xích sẽ bị đứt ở mắt xích yếu nhất.

(C: Customer – Khách hàng, S: Supplier – Nhà cung cấp)

Do vậy, Là CEO/ Chủ Doanh nghiệp cần nhìn toàn bộ chuỗi quá trình từ đầu vào đến đầu ra. Các lãnh đạo cần phải xác định được những chỗ yếu nhất gây nguy hiểm để tập trung cải tiến, nếu không cải tiến điểm yếu nhất thì dù có nhiều điểm mạnh cũng sẽ bị lãng phí không phát huy được.

Là nhân viên hãy luôn học tập, cải tiến nâng cao tay nghề để tránh ở mắt xích yếu nhất. Nếu bạn ở mắt xích yếu nhất sẽ không được ai tin tưởng, không được ai tôn trọng, lãnh đạo sẽ không dám giao việc, khi đó cuộc sống của bạn cũng sẽ rất khó khăn.

Tóm lại, Tôi kêu gọi các bạn hãy nhìn vào dòng chảy công việc, nhìn vào chuỗi mắt xích để tìm ra những chỗ yếu nhất, nguy hiểm nhất để tập trung kaizen. Từ đó mới phát huy được hết những điểm mạnh của doanh nghiệp.

Chúc các bạn thành công và phát triển.

Trần Đình Cửu.