9 CÁCH CẮT GIẢM CHI PHÍ LÃNG PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SMEs

Thưa Anh Chị.

Đối với các CEO/chủ doanh nghiệp SMEs, lãng phí là một trong những vấn đề lớn, đau đầu và rất khó giải quyết. Đặc biệt trong tình hình kinh tế 2023, chi phí đầu vào tăng, lãi suất tăng, sức mua giảm, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, giảm lợi nhuận và tăng rủi ro rất cao cho doanh nghiệp.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 9 cách thức cắt giảm các chi phí lãng phí trong doanh nghiệp SMEs mà chúng tôi đã và đang áp dụng hơn 27 năm trong quá trình tư vấn tại các doanh nghiệp để tăng cường hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tối ưu hóa chi phí.

Chi phí lãng phí là gì?

Chi phí lãng phí là các chi phí không cần thiết, không đóng góp vào giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong doanh nghiệp SMEs, chi phí lãng phí thường gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, làm giảm lợi nhuận và tăng giá thành sản phẩm. Cụ thể là 8 loại lãng phí luôn hiện diện trong doanh nghiệp, được viết tắt thành DOWNTIME. Trong đó, từng chữ có nghĩa như sau:

  1. Defect: sai hỏng
  2. Over production: sản xuất dư thừa
  3. Wait: Chờ đợi
  4. Not use talent: không sử dụng hết tài năng, năng lực của nhân viên
  5. Transportation: vận chuyển
  6. Inventory: tồn trữ
  7. Motion: thao tác thừa, thao tác không đúng
  8. Exceed processing: gia công, xử lý quá mức cần thiết.

9 cách thức cắt giảm chi phí lãng phí trong doanh nghiệp SMEs

  1. Cải tiến/kaizen quá trình sản xuất, kinh doanh, thao tác nghiệp vụ: Loại bỏ các hoạt động không cần thiết, tối ưu hóa các bước sản xuất, bước công việc để giảm thiểu thời gian chờ đợi, tăng cường hiệu suất công việc, nâng cao năng suất và giảm chi phí.
  2. Tăng cường quản lý chất lượng: Nâng cao chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm để giảm thiểu chi phí làm lại. Kaizen khả năng làm đúng ngay từ đầu theo phương pháp ZQC (Zero Quality Control – Kiểm soát chất lượng không sai lỗi)
  3. Đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân viên về các kỹ năng nghiệp vụ, bán hàng, marketing, sản xuất, nhân sự….thấu hiểu rõ cách làm các bước công việc để giảm thiểu chi phí chờ đợi và chi phí làm lại cũng như đào tạo nâng cao khả năng thực hiện kaizen ngay tại hiện trường.
  4. Tích hợp hệ thống sản xuất thông minh, áp dung các công cụ AI (trí tuệ nhân tạo), : Sử dụng công nghệ để tăng cường độ chính xác, giảm thiểu sai sót, nâng cao năng suất và nâng cao hiệu quả trong Marketing, Sales, sản xuất, kho, kế toán, nhân sự …. (ưu tiên sử dụng các công cụ rẻ tiền, miễn phí để SMEs làm quen việc ứng dụng công nghệ, sau này phát triển sẽ có kinh nghiệm và đủ khả năng áp dụng các công cụ nâng cao để cực đại hóa hiệu suất).
  5. Tìm kiếm nhà cung cấp có chi phí thấp: thông qua nhiều hình thức khác nhau như tìm nguồn, outsource, đàm phám để tìm kiếm nhà cung cấp có chi phí thấp, nhưng không hy sinh chất lượng  nhằm giảm chi phí mua vào. Theo kinh nghiệm tư vấn của tôi, cách thưc này, hiện có hiệu quả rất cao. 
  6. Tối ưu hóa quản lý kho: để giảm thiểu chi phí chờ đợi, dư thừa, lưu kho, tìm kiếm, vận chuyển và chi phí làm lại do hàng hóa lưu kho bị xuống cấp.
  7. Áp dụng hệ thống phân tích chi phí: ví dụ áp dụng phương pháp Activity-Based Costing để phát hiện các xu hướng gia tăng lãng phí chi phí và đưa ra các biện pháp cắt giảm chi phí ngay và luôn.
  8. Kaizen sản phẩm hiện hành hoặc thiết kế sản phẩm mới tạo ra các giá trị khác biệt mà khách hàng rất cần, nhưng đối thủ chính hiện chưa làm được, (Bạn hãy tham khảo phương pháp Kaizen cộng, trừ nhân & chia mà tôi đã từng chia sẻ trước đây trên FB & youtube), từ đó nâng giá bán tương xứng, nâng cao lợi nhuận so với chi phí thực tế.
  9. Cuối cùng, Bạn hãy sử dụng sức mạnh của tập thể, bằng cách đào tạo và truyền thông liên tục sự thay đổi tư duy của toàn thể cán bộ công nhân viên về tinh thần thực hiện Kaizen: “Đừng kêu khó, hãy biến không thành có, không gì là không thể”.

Nếu Anh/Chị là những CEO, Chủ doanh nghiệp, Nhà quản lý trong các doanh nghiệp SMEs và muốn tối ưu hóa hiệu suất cũng như cắt giảm chi phí lãng phí, hãy áp dụng một trong 9 cách thức trên để, tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.

Nếu Anh/Chị đang áp dụng một trong các phương pháp trên hoặc có ý kiến đóng góp, hãy chia sẻ với chúng tôi theo email hoặc điện thoại bên dưới. Chúng tôi rất vui lòng được lắng nghe và trao đổi với bạn.

Trân trọng kính chào!
Trần Đình Cửu
0913.918.854 – 0909.839.466
Email: tdc@trandinhcuu.com.

TỐI ĐA TỔNG LỢI NHUẬN TRONG SALEs & MARKETING

Trong Sales & Marketing đừng chỉ tập trung vào các tỷ số để so sánh tính hiệu quả của công ty này với các công ty khác. Hãy tập trung vào TỐI ĐA TỔNG LỢI NHUẬN.

Bán hàng & Marketing phải tạo ra lợi nhuận, nếu không đó chính là sự lãng phí.

Chúc các bạn kaizen thành công!
Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu

BÂY GIỜ KHÔNG NỖ LỰC KAIZEN, TƯƠNG LAI SẼ BẤT LỰC

Doanh nghiệp lớn không phải do nhiều vốn, mà do họ liên tục cải tiến, kaizen và sáng tạo để phục vụ khách hàng tốt hơn, khách hàng ngày càng nhiều và tài chính ngày càng thịnh vượng.

Chúc các bạn kaizen thành công!
Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu.

PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG SAI, BẠN SẼ GẶP KHÓ KHĂN

Xin chào các bạn.

Vào thời điểm hiện nay, ở bất cứ đâu tôi cũng đều nghe các doanh nghiệp than vãn rất nhiều về vấn đề bán hàng doanh thu thấp, lợi nhuận giảm, thị trường rất khó khăn. Sales & marketing hoạt động hết công suất nhưng vẫn không cách nào nâng cao được doanh thu và lợi nhuận.

Thưa các bạn, đúng vậy! Thời buổi hiện nay đang rất khó khăn. Qua 27 năm kinh nghiệm tư vấn, tôi nhận thấy ngoài yếu tố khách quan bị ảnh hưởng do dịch covid và chiến tranh, còn một nguyên nhân “chủ quan”  rất quan trọng là do chính chúng ta.

Tại sao doanh thu & lợi nhuận thấp, chúng ta làm đủ mọi cách mà vẫn không nâng lên được? Đó là do chúng ta đã CHỌN SAI khách hàng mục tiêu.

Nếu ngay từ đầu bạn đã chọn sai khách hàng mục tiêu, thì dù bạn có đưa ra các kiểu chiến thuật, cách thức, chương trình bán hàng khác nhau,… cũng sẽ rất khó tạo được doanh thu và lợi nhuận đúng mong đợi.

Vì vậy, tôi kêu gọi các bạn hãy thực hiện các công việc sau:

1. Phải cải tiến cho bằng được việc xác định ĐÚNG khách hàng mục tiêu. Hiện nay, tôi vẫn thường coaching cho các doanh nghiệp có 8 tiêu chí để đánh giá, lựa chọn khách hàng mục tiêu đúng. Mỗi một doanh nghiệp sẽ dựa trên bối cảnh của họ để trao đổi, sắp xếp những tiêu chí nào là quan trọng nhất. Sau đó đánh giá lựa chọn khách hàng mục tiêu phù hợp tốt nhất với khả năng của doanh nghiệp mình.

2. Đội Sales và marketing dựa vào khách hàng mục tiêu đã được xác định để tìm đúng khách hàng. Họ phải thấu hiểu được nhu cầu, mong đợi và nỗi đau của khách hàng.

3. Sau khi Sales và marketing thấu hiểu được nhu cầu, mong đợi và nỗi đau của khách hàng. Họ phối hợp với các bộ phận khác như R&D, kỹ thuật, sản xuất, hoặc mua hàng để thiết kế, cải tiến lại sản phẩm, dịch vụ, nhằm giải quyết được nỗi đau và mong đợi của khách hàng. Việc thiết kế cải tiến lại sản phẩm dịch vụ này bắt buộc Sales và marketing là người dẫn dắt, vì họ hiểu rất rõ về thị trường.

4. Cần phải biết cách xác định chính sách tăng giá hay giảm giá phù hợp để đảm bảo tạo được lợi nhuận.

Để giúp các bạn giải quyết được hết các vấn đề trên, thân mời các bạn hãy tham gia chương trình KAIZEN BÁN HÀNG THÀNH CÔNG”.

Chương trình sẽ khai giảng vào ngày vào 14/09/2022. Thông tin chi tiết như sau:

  • Thông tin chương trình:

– Thời lượng chương trình: 1 buổi/ 1 tuần x 10 tuần.

– Thời gian học: từ 15g00-16g30 vào thứ tư hàng tuần.

– Hình thức học: Online qua Zoom.

– Học phí: 3.000.000đ/ 1 học viên.

  • Lý do tại sao phải học 1 buổi/ 1 tuần?

Để giúp các bạn áp dụng vào ngay thực tế, vì đây là chương trình rất thực chiến do Thầy Trần Đình Cửu đào tạo và hướng dẫn bạn thực hiện các bài tập.

  • Đối tượng tham dự:

CEO, lãnh đạo, phụ trách sales của doanh nghiệp SME.

  • Thông tin đăng ký:

– Bạn đăng ký tham gia chương trình theo đường link: https://bit.ly/form_đăng_ký_Kaizen_bán_hàng_thành_công

– Người liên hệ: Ms Hồng – 0909.839.982

Chúc các bạn áp dụng thành công!
Trần Đình Cửu.
ĐT: 0913.918.854

BÁN HÀNG TĂNG LỢI NHUẬN

Anh Chị Thân mến!

Tôi thường nghe các nhân viên đội sales trao đổi với nhau: Làm thế nào đưa ra các chương trình khuyến mãi giảm giá để tăng doanh thu trong lúc khó khăn này?. Ta thử nghĩ ngược lại xem sao? Tại sao cứ phải giảm giá, cứ phải khuyến mãi? Chúng ta có thể tăng giá được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể được. Để tăng được giá bán, Sales & Marketing phải xác định “Đúng” phân khúc thị trường khách hàng mục tiêu và hiểu rõ nỗi đau của khách hàng mục tiêu đó. Từ đó, Sales & Marketing phối hợp với các  bộ phận R&D, kỹ thuật, sản xuất hoặc bộ phận tìm nguồn hàng tiến hành kaizen, cải tiến sản phẩm dịch vụ, tạo sự khác biệt để giải quyết nỗi đau của khách hàng.

Tuy nhiên, khi tăng giá, có khả năng doanh thu sẽ bị giảm. Do đó, bạn cần phải biết cách, tính được lượng doanh thu giảm tối đa là bao nhiêu, để lợi nhuận vẫn được đảm bảo.

Ngược lại, nếu bạn không tăng được giá bán mà phải thực hiện các chương trình khuyến mãi giảm giá để hy vọng tăng doanh thu, lúc này bạn cũng phải biết cách, tính được lượng doanh thu tăng tối thiểu là bao nhiêu để lợi nhuận vẫn bù đắp được thiệt hại khi giảm giá.

Đó chính là những mức doanh thu giới hạn để bạn thực hiện chiến thuật tăng hay giảm giá. Khi kết quả doanh thu thực tế vi phạm các mức giới hạn này hoặc diễn biến có xu hướng xấu, bạn sẽ kịp thời cải tiến thay đổi chiến thuật phù hợp với bối cảnh của mình.

Vậy tóm lại, bạn phải thực hiện kaizen các nội dung sau:

1. Xác định “ĐÚNG” thị trường khách hàng mục tiêu.

2. Hiểu rõ nỗi đau của khách hàng mục tiêu.

3. Tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ để giải quyết nỗi đau.

4. Tính toán sự hiệu quả việc tăng hay giảm doanh thu để lợi nhuận vẫn được đảm bảo

Để biết cách thực hiện kaizen các nội dung trên, chúng tôi thân mời bạn tham gia chương trình:

“KAIZEN BÁN HÀNG THÀNH CÔNG”

  • Thông tin chương trình:

– Thời lượng chương trình: 1 buổi/ 1 tuần x 10 tuần.

– Thời gian học: từ 15g00-16g30 vào thứ tư hàng tuần. Bắt đầu khai giảng từ ngày 14/09/2022.

– Hình thức học: Online qua Zoom.

– Học phí: 3.000.000đ/ 1 học viên.

  • Lý do tại sao phải học 1 buổi/ 1 tuần?

Để các bạn áp dụng vào ngay thực tế vì đây là chương trình rất thực chiến do Thầy Trần Đình Cửu đào tạo và hướng dẫn bạn thực hiện các bài tập.

  • Đối tượng tham dự:

CEO, lãnh đạo, phụ trách sales của doanh nghiệp SME.

  • Thông tin đăng ký:

Bạn đăng ký tham gia chương trình theo đường link: https://bit.ly/form_đăng_ký_Kaizen_bán_hàng_thành_công

Chúc các bạn thành công & phát triển
Trần Đình Cửu
ĐT: 0913.918.854 – 0909.839.466

HÃY LÀ KHÁCH HÀNG CỦA CHÍNH CÔNG TY MÌNH

Chúng ta thường hay nghe những câu chuyện, ví dụ, một số nông dân khi trồng trọt sẽ có 2 phần đất, một phần đất trồng rau sạch dùng riêng cho gia đình, phần còn lại dùng thuốc tăng trưởng cho cây nhanh lớn để bán ra ngoài thị trường. Hoặc một số doanh nghiệp thực phẩm, quán ăn cũng vậy, sản phẩm sạch dùng riêng cho gia đình, còn lại sử dụng hoá chất, chất bảo quản,… để làm ra những sản phẩm bán ra thị trường. Ngẫm mà thấy đau lòng.

Mặt khác cũng có tín hiệu tích cực, nhiều doanh nghiệp rất muốn cải tiến để phát triển, nhưng cải tiến bằng cách nào?

Tôi kêu gọi các doanh nghiệp, chúng ta cải tiến bằng cách: “Hãy trở thành khách hàng của chính công ty mình”.

Khi các CEO đóng vai là khách hàng thật sự của công ty mình, các CEO hãy đọc những chương trình marketing, những nội dung marketing để cảm nhận mình có tự hiểu được không? Có dễ hiểu không? Thậm chí, nhờ người thân sử dụng sản phẩm/ dịch vụ xem có dễ sử dụng, có thuận tiên hoặc có khó khăn gì không?

Các bạn nên đọc kỹ từng nội dung khiếu nại của khách hàng. Bạn chọn lọc những khiếu nại, những câu hỏi xảy ra nhiều lần của khách hàng và sử dụng những thông tin này khi đóng vai là khách hàng. Bạn hãy gọi bộ phận chăm sóc khách hàng, đặt ra những câu hỏi đã được chọn lọc. Bạn hãy khách quan, lắng nghe câu trả lời nhằm đánh giá nhân viên của mình trả lời thuyết phục không?, có giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề khiếu nại hay không?, có làm cho khách hàng hài lòng hay không?.

Hoặc bạn thử điền vào các phiếu thông tin, phiếu nhận quà tặng có phức tạp, có làm khách hàng bị bối rối hay không?

Hoặc khi bạn gọi điện thoại đến công ty mình với tư cách là khách hàng, bạn có cảm thấy khó chịu và phiền hà khi máy tự động nói một tràng rất dài, bắt bạn phải lắng nghe một hồi lâu. Và nếu như bạn chưa kịp nghe, chưa kịp nhớ thì phải nghe lại từ đầu.

Ví dụ:
– Kính chào quý khách đã gọi đến công ty XYZ, muốn gặp Phòng X thì nhấn phím 1, muốn gặp phòng Y thì nhấn phím 2, …
Sau khi chọn được một phím phù hợp, lại tiếp tục nghe:
– Muốn giải quyết vấn đề A thì nhấn phím 1, muốn giải quyết vấn đề B thì nhấn phím 2, …
Và cuối cùng một hồi lâu mới đến câu:
– Muốn gặp tổng đài viên thì nhấn phím 0, nghe lại từ đầu nhấn phím *.

Thưa các bạn, khi đóng vai thực sự là khách hàng của chính công ty mình, tôi chắc chắn các bạn sẽ phát hiện ra hàng ngàn, hàng trăm ý tưởng cần cải tiến. Bạn cần bỏ qua cái tôi của mình, hãy vô tư và khách quan để lắng nghe, bạn sẽ xác định được rất nhiều điều cần cải tiến giúp cho công ty bạn thành công và phát triển.

Trân trọng,
Trần Đình Cửu