Tin tức

Các thay đổi chính của BRCGS Food Issue 9

Phiên bản 9 của Tiêu chuẩn BRCGS Food được phát hành vào ngày 1 tháng 8 năm 2022 và với bản sửa đổi này, các yêu cầu mới đã được đưa vào. Quá trình sửa đổi cho phép BRCGS luôn cập nhật các tiêu chuẩn với các yêu cầu pháp lý đang phát triển và nhu cầu thị trường hiện tại. Các cuộc đánh giá theo Phiên bản 9 sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng 2 năm 2023.

Các nội dung thay đổi chính so với Phiên bản 8 

1. Đề cương đánh giá 

BRCGS Food Safety Phiên bản 9 thêm tùy chọn đánh giá thứ ba vào đề cương đánh giá

  • Đánh giá kết hợp là đánh giá được công bố gồm 2 phần. Việc đánh giá này được chia thành hai phần, một phần từ xa (trực tuyến) và một phần tại chỗ.
  • Tổ chức chứng nhận sẽ kiểm tra trước xem khả năng CNTT tại địa điểm có đủ để thực hiện đánh giá này hay không và sẽ xác định tỷ lệ phần trăm của thời lượng đánh giá từ xa (tối đa là 50%).
  • Chỉ những phần là một phần của đăng ký, hệ thống và tài liệu đánh giá mới được đánh giá từ xa. Nếu hình thức đánh giá kết hợp đã được chọn, nghĩa vụ phải trải qua cuộc đánh giá đã công bố ba năm một lần vẫn được áp dụng.

2. Văn hóa an toàn thực phẩm

BRCGS 9 bổ sung các yêu cầu tiêu chuẩn dưới đây

  • Văn hóa an toàn thực phẩm hiện là một phần cơ bản trong cam kết quản lý 1.1. Do đó, nó tập trung nhiều hơn vào quản lý cấp cao và cải tiến liên tục văn hóa an toàn thực phẩm (bên cạnh việc cải tiến liên tục quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm).
  • Kế hoạch cải thiện văn hóa an toàn thực phẩm bao gồm các hoạt động cần thiết để đạt được điều này. Ở mức tối thiểu, các hoạt động này tập trung vào việc truyền thông rõ ràng và cởi mở về an toàn sản phẩm, đào tạo, phản hồi của nhân viên, các hành vi cần thiết để duy trì và cải tiến các quá trình an toàn sản phẩm và đo lường kết quả hoạt động của các hoạt động liên quan đến an toàn sản phẩm, tính xác thực, tính hợp pháp và chất lượng.
  • Một thành viên của nhóm quản lý cấp cao của cơ sở phải có mặt trong quá trình đánh giá để thảo luận về việc thực hiện hiệu quả kế hoạch văn hóa chất lượng và an toàn thực phẩm.
  • Văn hóa an toàn thực phẩm là một phần của chương trình đánh giá nội bộ.

3. Thẩm định và thẩm tra

  • Cần chú ý nhiều hơn đến việc thẩm định trong phần HACCP. Việc thẩm định là bắt buộc trước khi thực hiện thay đổi. Điểm kiểm soát (vì vậy không chỉ CCP), cũng như các giới hạn tới hạn của CCP, cũng được thẩm định.
  • Việc thẩm định trước khi thực hiện các thay đổi cũng đóng một vai trò quan trọng khi thiết bị mới được đưa vào sử dụng và trong quá trình phát triển sản phẩm.
  • Việc thẩm tra không còn được mong đợi chỉ một lần mỗi năm, mà ít nhất là hàng năm và ngay lập tức sau những thay đổi hoặc sự cố. Chúng tôi thấy điều này không chỉ trong phân tích VACCP và TACCP mà còn trong HACCP, nghiên cứu môi trường và quá trình kỹ thuật.

4. Đào tạo và năng lực

  • Trường hợp trước đây chỉ những nhân viên có liên quan, nhân viên tạm thời và nhà thầu phải được đào tạo trước khi bắt đầu hoạt động, thì điều này hiện áp dụng cho tất cả nhân viên. Việc ghi lại các nhu cầu đào tạo trong một kế hoạch hiện cũng được áp dụng cho tất cả nhân sự.
  • Ngoài ra, BRCGS chỉ ra rằng đào tạo là một trong những hoạt động chắc chắn sẽ quay trở lại kế hoạch cải thiện văn hóa chất lượng và an toàn thực phẩm. Năng lực của nhóm VACCP và TACCP phải bao gồm sự hiểu biết về các nguyên tắc chống gian lận thực phẩm và phòng vệ thực phẩm.
  • In việc sản xuất thức ăn cho vật nuôi với thuốc, sẽ phải được đào tạo thành thạo về nguyên liệu này.
  • Không chỉ quản lý một CCP mà cả các biện pháp kiểm soát khác cũng sẽ được đào tạo (và năng lực sẽ được kiểm tra). Ngoài ra, toàn bộ nhân viên sẽ được đào tạo về các kế hoạch kiểm soát chất gây dị ứng.

HÃY LÀ KHÁCH HÀNG CỦA CHÍNH CÔNG TY MÌNH

Chúng ta thường hay nghe những câu chuyện, ví dụ, một số nông dân khi trồng trọt sẽ có 2 phần đất, một phần đất trồng rau sạch dùng riêng cho gia đình, phần còn lại dùng thuốc tăng trưởng cho cây nhanh lớn để bán ra ngoài thị trường. Hoặc một số doanh nghiệp thực phẩm, quán ăn cũng vậy, sản phẩm sạch dùng riêng cho gia đình, còn lại sử dụng hoá chất, chất bảo quản,… để làm ra những sản phẩm bán ra thị trường. Ngẫm mà thấy đau lòng.

Mặt khác cũng có tín hiệu tích cực, nhiều doanh nghiệp rất muốn cải tiến để phát triển, nhưng cải tiến bằng cách nào?

Tôi kêu gọi các doanh nghiệp, chúng ta cải tiến bằng cách: “Hãy trở thành khách hàng của chính công ty mình”.

Khi các CEO đóng vai là khách hàng thật sự của công ty mình, các CEO hãy đọc những chương trình marketing, những nội dung marketing để cảm nhận mình có tự hiểu được không? Có dễ hiểu không? Thậm chí, nhờ người thân sử dụng sản phẩm/ dịch vụ xem có dễ sử dụng, có thuận tiên hoặc có khó khăn gì không?

Các bạn nên đọc kỹ từng nội dung khiếu nại của khách hàng. Bạn chọn lọc những khiếu nại, những câu hỏi xảy ra nhiều lần của khách hàng và sử dụng những thông tin này khi đóng vai là khách hàng. Bạn hãy gọi bộ phận chăm sóc khách hàng, đặt ra những câu hỏi đã được chọn lọc. Bạn hãy khách quan, lắng nghe câu trả lời nhằm đánh giá nhân viên của mình trả lời thuyết phục không?, có giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề khiếu nại hay không?, có làm cho khách hàng hài lòng hay không?.

Hoặc bạn thử điền vào các phiếu thông tin, phiếu nhận quà tặng có phức tạp, có làm khách hàng bị bối rối hay không?

Hoặc khi bạn gọi điện thoại đến công ty mình với tư cách là khách hàng, bạn có cảm thấy khó chịu và phiền hà khi máy tự động nói một tràng rất dài, bắt bạn phải lắng nghe một hồi lâu. Và nếu như bạn chưa kịp nghe, chưa kịp nhớ thì phải nghe lại từ đầu.

Ví dụ:
– Kính chào quý khách đã gọi đến công ty XYZ, muốn gặp Phòng X thì nhấn phím 1, muốn gặp phòng Y thì nhấn phím 2, …
Sau khi chọn được một phím phù hợp, lại tiếp tục nghe:
– Muốn giải quyết vấn đề A thì nhấn phím 1, muốn giải quyết vấn đề B thì nhấn phím 2, …
Và cuối cùng một hồi lâu mới đến câu:
– Muốn gặp tổng đài viên thì nhấn phím 0, nghe lại từ đầu nhấn phím *.

Thưa các bạn, khi đóng vai thực sự là khách hàng của chính công ty mình, tôi chắc chắn các bạn sẽ phát hiện ra hàng ngàn, hàng trăm ý tưởng cần cải tiến. Bạn cần bỏ qua cái tôi của mình, hãy vô tư và khách quan để lắng nghe, bạn sẽ xác định được rất nhiều điều cần cải tiến giúp cho công ty bạn thành công và phát triển.

Trân trọng,
Trần Đình Cửu

Tiêu chuẩn BRCGS Food Issue 9 được phát hành

Phiên bản 9 được phát hành vào ngày 1 tháng 8 năm 2022.

Được công bố lần đầu tiên vào năm 1998, tiêu chuẩn này giúp các nhà sản xuất thực phẩm tập trung vào nhiều lĩnh vực bao gồm HACCP, truy xuất nguồn gốc, phòng chống gian lận thực phẩm, cam kết quản lý và văn hóa an toàn thực phẩm. Việc công nhận Tiêu chuẩn đã tăng lên hàng năm, giúp tiêu chuẩn này phát triển trở thành chương trình an toàn thực phẩm lớn nhất toàn cầu, tác động đến doanh số bán sản phẩm trên 800 tỷ đô la Mỹ.

Bằng cách xem xét các tiêu chuẩn của mình, BGRGS đảm bảo rằng chúng kết hợp các xu hướng và hoạt động mới nhất của ngành, kinh nghiệm thực tế và các phương pháp tốt nhất của ngành. Quá trình sửa đổi cho phép cập nhật những kỳ vọng đang phát triển, các yêu cầu quy định và nhu cầu của người tiêu dùng. Nó cung cấp cơ hội xây dựng dựa trên giá trị mà khách hàng và các bên liên quan của BGRGS thu được từ việc sử dụng các Tiêu chuẩn của BGRGS. Giá trị này đã được xác nhận trong một nghiên cứu gần đây do Đại học Birkbeck thực hiện.

Như với tất cả các sửa đổi của Tiêu chuẩn toàn cầu, phải có một giai đoạn chuyển tiếp giữa việc tham vấn, công bố Tiêu chuẩn hoàn chỉnh, hoàn thiện và thực hiện đầy đủ Tiêu chuẩn. Vì vậy việc chứng nhận theo phiên bản 9 sẽ bắt đầu được kiểm tra từ ngày 1 tháng 2 năm 2023.

Nguồn: www.brcgs.com

MARKETING, SALES DẪN DẮT SÁNG TẠO VÀ CẢI TIẾN TRONG DOANH NGHIỆP

Theo Anh Chị, bộ phận nào trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm dẫn dắt, kích hoạt cải tiến để phát triển?

Câu trả lời nhận được thường là Ban Giám đốc hoặc tất cả các bộ phận. Tuy nhiên, về bản chất, các bộ phận thường không thích sự thay đổi. Họ cảm thấy khó chịu đối với những điều không chắc chắn, những việc mơ hồ trong quá trình thực hiện cải tiến.

Mặt khác, doanh nghiệp phải bán những thứ thị trường cần, khách hàng cần. Trong doanh nghiệp, bộ phận hiểu rất rõ thị trường, hiểu rất rõ khách hàng chính là bộ phận sales và marketing. Bộ phận này thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên họ hiểu rất rõ nhu cầu mong đợi và nỗi đau của khách hàng. Vì vậy, bộ phận sales và marketing là bộ phận kích hoạt, dẫn dắt cải tiến.

Ví dụ: Sales và marketing tiến hành phân khúc thị trường, phân nhóm khách hàng, hiểu rõ nhu cầu mong đợi và những nỗi đau của từng nhóm khách hàng. Họ hiểu tại sao khách hàng mua sản phẩm của họ mà không mua sản phẩm của đối thủ hoặc tại sao khách hàng mua sản phẩm của đối thủ mà không mua sản phẩm của họ.

Ngoài ra, có 3 trạng thái rất quan trọng đối với doanh nghiệp:
1. Không cải tiến mà giữ như cũ thì chắc chắn hậu quả là phá sản.
2. Thực hiện cải tiến, sáng tạo nhưng thất bại.
3. Thực hiện cải tiến, sáng tạo và nếu thất bại, tiếp tục thực hiện cách thức mới cho đến khi thành công.

Bộ phận sales và marketing hiểu rất rõ cả 3 trạng thái này và sẽ chọn trạng thái thứ 3. Họ sẽ đề nghị các bộ phận phải hợp tác, liên kết với nhau để cải tiến, nhằm giúp công ty tồn tại và phát triển.

Do đó, bộ phận sales và marketing cần phải có một năng lực rất quan trọng, đó là thuyết phục, liên kết, tạo hợp tác  tất cả các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy, bộ phận sales và marketing không những giỏi bán hàng cho bên ngoài, mà họ còn phải có khả năng bán hàng thuyết phục trong nội bộ.

Tóm lại, doanh nghiệp thành công là nhờ có khách hàng. Khách hàng là người tạo ra nhà máy, doanh nghiệp. Nhà máy, doanh nghiệp không hề tạo ra khách hàng. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của bộ phận sale và marketing là phải “tập trung”, “tập trung” và “tập trung” vào thị trường, vào khách hàng để thấu hiểu nhu cầu, mong đợi và nỗi đau của khách hàng. Từ đó họ kích hoạt, dẫn dắt việc cải tiến trong doanh nghiệp để thành công & phát triển.

Chúc các bạn áp dụng thành công!
Trần Đình Cửu
ĐT: 0913.918.854

AI TRẢ LƯƠNG CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN?

Mọi người đều nghe câu nói: “Tiền lương của chúng ta do khách hàng chi trả”. Tuy nhiên, các chủ doanh nghiệp phải làm sao để câu nói đó thấm vào từng vị trí của nhân viên trong công ty.

Ví dụ trong một nhà hàng, từ người phục vụ bàn, đến bếp trưởng, đến người nhận order, cho tới những nhân viên nghiệp vụ phục vụ khách hàng, … tất cả đều phải hiểu rằng từ tiền lương, tiền thưởng, các phúc lợi cho người lao động hoặc kể cả thăng chức, … toàn bộ đều do khách hàng chi trả và khách hàng có thể đuổi bất cứ ai trong doanh nghiệp.

Vì vậy, mọi nhân viên ở từng vị trí hãy kaizen liên tục các yếu tố cơ bản sau đây:
1. Nâng cao năng suất.
2. Nâng cao chất lượng (của sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ).
3. Giao hàng đúng hạn & Giảm chi phí.

Các yếu tố này, tổng hòa lại với nhau, giúp cho trải nghiệm khách hàng rất tuyệt vời. Khách hàng cảm thấy rất hài lòng và sẽ tiếp tục lập lại mua sản phẩm/ dịch vụ. Đặc biệt hơn nữa, khách hàng sẽ giới thiệu những khách hàng mới đến với chúng ta. Khi đó, doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng và lương, thưởng, phúc lợi… mới tăng được.

Tóm lại, tất cả mọi người đều phải hiểu rằng sự tồn tại của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng, tất cả mọi thứ đều là tiền của khách hàng. Vì vậy hãy cải tiến liên tục mọi hoạt động để có thể thu hút, hấp dẫn làm hài lòng khách hàng.

Chúc các bạn áp dụng thành công
Trần Đình Cửu.
ĐT: 0913.918.854

CÁCH KAIZEN VIỆC TÌM KHÁCH HÀNG VÀ GIỮ KHÁCH HÀNG

Trong doanh nghiệp, các hoạt động chính của TIẾP THỊ là gì?

Thực chất, đó chính là nhận dạng khách hàng, hấp dẫn khách hàng, tìm đúng khách hàng mục tiêu và sau đó là giữ chân khách hàng. Tóm lại nó bao gồm: “TÌM VÀ GIỮ” được khách hàng.

Vậy các hoạt động nào trong doanh nghiệp liên quan đến việc “TÌM VÀ GIỮ được khách hàng?

Tất cả các công việc ở mọi công đoạn ít nhiều đều liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến việc “TÌM VÀ GIỮ” khách hàng. Do đó, các hoạt động nào không liên quan đến việc “TÌM VÀ GIỮ” khách hàng sẽ là lãng phí và cần phải loại bỏ ngay.

Vì vậy, trong doanh nghiệp, các Lãnh đạo cần huấn luyện nhân viên hiểu tầm quan trọng công việc hàng ngày của họ ảnh hưởng thế nào đến việc “tìm và giữ” khách hàng. Đảm bảo nhân viên biết và thực hiện đúng cách làm để tạo ra sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất, đáp ứng tốt việc “tìm và giữ” khách hàng.

Ở những doanh nghiệp thành công, ngay từ khâu tuyển dụng, họ chú ý rất cẩn thận tuyển được những người có suy nghĩ, thái độ, hành xử thật sự tôn trọng khách hàng và có năng lực thực hiện tốt công việc được giao.

Ví dụ: Một nhân viên bán hàng tốt, khi nhận được đơn đặt hàng, họ cẩn thận đọc lại các thông tin cho khách hàng, nhằm khẳng định thông tin đúng, đảm bảo phục vụ chính xác nhu cầu của khách hàng. Hoặc một nhân viên bảo vệ tốt, khi họ thấy khách hàng đến cửa hàng, họ luôn chào hỏi lịch sự và niềm nở, dắt xe cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng rất tận tình.

Ngay cả một doanh nghiệp rất lớn và thành công như Toyota, họ đã cho phép công nhân dừng ngay dây chuyền sản xuất để điều chỉnh những lỗi sai hỏng, đảm bảo không để dịch vụ hỏng, sản phẩm hỏng đi qua công đoạn kế tiếp, cũng như chuyển giao đến khách hàng.

Vì vậy, trong doanh nghiệp, tôi kêu gọi các bạn phải tập trung kaizen, đảm bảo TÌM ĐƯỢC KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU VÀ GIỮ ĐƯỢC KHÁCH HÀNG, bằng cách bạn hãy huấn luyện nhân viên hiểu được tầm quan trọng công việc hàng ngày của họ, huấn luyện cách thức làm như thế nào tốt nhất để tạo ra sản phẩm/ dịch vụ khác biệt đem lại giá trị cho khách hàng.

Chúc các bạn áp dụng thành công!
Trần Đình Cửu
ĐT: 0913.918.854

DOANH NGHIỆP BẠN CÓ LÃNG PHÍ KHÔNG?

Xin chào các Anh Chị

Cách đây một năm vào ngày 24/7/2021, Vietnam Express có đưa tin, lãng phí còn lớn hơn cả thất thoát và tham nhũng. Trong bài báo đã nêu các vị lãnh đạo cấp cao nhận định so với những nước phát triển thì đất nước chúng ta lãng phí quá nhiều. Ở các nước như Thụy Điển, Nhật Bản, Hà Lan, … người dân rất tiết kiệm, trong khi chúng ta cực kỳ phung phí. Ngay cả Chủ Tịch Quốc Hội cũng nhận định những thất thoát lãng phí đôi khi còn hơn cả tham nhũng.

Rất nhiều dự án treo, rất nhiều công trình đã khởi công nhưng mãi không kết thúc được, tất cả cứ chờ đợi không khai thác, lãng phí này đi đến lãng phí khác. Đó là điều rất tai hại, là vấn nạn quốc gia, là lãng phí và nó du nhập vào trong gia đình, vào trong doanh nghiệp của chúng ta.

Nói tới đây, tôi nhớ vào năm 2008 khủng hoảng tài chính. Anh Quang – Chủ Tịch Công ty Thủy Sản Minh Phú cũng rất đau đầu để tìm cách làm sao để vượt qua khủng hoảng.

Anh ấy nghe được một vị lãnh đạo ở Hà Nội phát biểu trên truyền hình là phải thực hành tiết kiệm lãng phí. Chính cụm từ “lãng phí” đã kích hoạt anh nhìn vào trong doanh nghiệp của mình và đưa ra các dự án cắt giảm ngay các lãng phí. Anh đã triển khai và thực hiện cắt giảm lãng phí triệt để. Sau sáu tháng, anh đã cắt giảm lãng phí rất tuyệt vời, đồng thời giảm giá bán của con tôm xuống để phù hợp với giá cạnh tranh trong khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng vẫn đảm bảo có được lợi nhuận. Đó là một trong những yếu tố cốt lõi thành công mà đến thời điểm này Công ty Thủy Sản Minh Phú trở thành công ty sản xuất và kinh doanh tôm hàng đầu thế giới.

Vì vậy, các Anh Chị hãy nhìn vào trong doanh nghiệp của mình, trong đó có rất nhiều lãng phí. Đó là những hoạt động, chúng ta tốn công sức làm, nhưng không tạo ra được giá trị. Đó là những thứ chúng ta “CHI RA” nhưng thực sự là “PHÍ”.

Rất tuyệt vời, trên thế giới, người ta đã định dạng ra được 8 loại lãng phí. Nó ở ngay trong vị trí của CEO, ở vị trí lãnh đạo trung gian và ngay tại vị trí nhân viên. Ở bất cứ đâu trong doanh nghiệp đều có lãng phí. Nó đang đốt tiền, đang gặm nhấm lợi nhuận của chúng ta.

Tôi kêu gọi Anh Chị hãy xuống hiện trường, nhìn ra lãng phí và cắt giảm nó ngay. Bởi vì khi ta cắt giảm được 1 đồng chi phí, thì chúng ta sẽ có ngay 1 đồng lợi nhuận.

Tôi gửi đến các Anh Chị Chương trình: 

Chương trình sẽ giúp cho các Anh Chị kaizen tư duy, nắm bắt được các kỹ thuật  xác định các lãng phí để cắt giảm ngay tại hiện trường. Từ đó giúp Anh Chị vượt qua khủng hoảng hiện nay.

Các bạn hãy nhanh tay đăng ký theo thông tin bên dưới nhé.

Link form đăng ký khoá học TẠI ĐÂY

Chúc các bạn áp dụng thành công!
Trần Đình Cửu.
ĐT: 0913.918.854