MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TUYỆT HẢO MALCOLM BALDRIGE

Là chủ doanh nghiệp, Tôi và Anh Chị cần phải hiểu rõ bối cảnh kinh doanh, phải phân khúc thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, tìm ra bằng được yếu tố chất lượng của sản phẩm dịch vụ quan trọng nhất, chính yếu nhất đáp ứng mong đợi khách hàng. Kế tiếp, tập trung mọi nguồn lực, phải làm đúng yêu cầu đó ngay từ lúc đầu tiên “DO IT RIGHT FIRST TIME – LÀM ĐÚNG NGAY TỪ ĐẦU”, phải cải tiến nâng cao chất lượng yếu tố đó so với đối thủ cạnh tranh chính, tạo lợi thế cạnh tranh. Sau đó, mới cải tiến đến yêu cầu chất lượng tại các điểm trải nghiệm khác.
Ví dụ đối với nhà hàng, yếu tố chính yếu nào ta phải làm đúng ngay từ đầu “DO IT RIGHT FIRST TIME – LÀM ĐÚNG NGAY TỪ ĐẦU” ? Đó chính là chất lượng của món ăn & thái độ phục vụ. Nếu yếu tố này mà tuyệt vời, thì các điểm trải nghiệm khác, như bảo vệ lịch sự, tươi cười, dắt xe….mới có ý nghĩa. Ngược lại, thì mọi thứ sẽ vô nghĩa, doanh nghiệp sẽ phá sản.

Vậy doanh nghiệp của Anh chị, yếu tố chính yếu nào Anh Chị phải làm đúng ngay từ đầu “DO IT RIGHT FIRST TIME – LÀM ĐÚNG NGAY TỪ ĐẦU” ? Hãy nghiên cứu và áp dụng Tiêu Chí 3 – Khách hàng, trong Mô hình tuyệt hảo Malcolm Baldrige của Mỹ.

Thân mời Anh Chị CEO/ Chủ doanh nghiệp, quan tâm phát triển doanh nghiệp bền vững theo các chuẩn mực cụ thể, chi tiết đã được thế giới công nhận, hãy tham dự chương trình:
MÔ HÌNH TUYỆT HẢO MALCOLM BALDIGE – PHIÊN BẢN MỚI NHẤT 2019-2020

I. Lợi ích:
1.1 Xây dựng lực lượng lao động tuyệt hảo
1.2 Điều hành các quá trình tuyệt hảo
1.3 Tạo ra sản phẩm/ dịch vụ tuyệt hảo
1.4 Thỏa mãn khách hàng tuyệt hảo
1.5 Tài chánh tốt, công ty tăng trưởng


II. Nội dung:
1. Lãnh đạo
1.1 Lãnh đạo cấp cao
1.2 Quản trị và các đóng góp cho xã hội
2. Chiến lược
2.1 Phát triển chiến lược
2.2 Thực hiện chiến lược
3. Khách hàng
3.1 Mong đợi của khách hàng
3.2 Gắn kết khách hàng
4. Đo lường, phân tích, và quản lý tri thức
4.1 Đo lường, phân tích, và cải tiến kết quả hoạt động của tổ chức
4.2 Quản lý thông tin & tri thức
5. Lực lượng lao động
5.1 Môi trường lực lượng lao động
5.2 Gắn kết lực lượng lao động
6. Điều hành
6.1 Các quá trình làm việc
6.2 Hiệu lực điều hành
7. Kết quả
7.1 Kết quả về sản phẩm và quá trình
7.2 Kết quả về khách hàng
7.3 Kết quả về lực lượng lao động
7.4 Kết quả về lãnh đạo và quản trị
7.5 Kết quả về tài chính, thị trường và chiến lược

III. Đối tượng tham dự: CEO, Thành viên Ban Giám đốc, cấp quản lý trung gian.
IV Thời gian: 5 ngày trong 3 tuần, thứ sáu và thứ bảy, 2/11, 8/11, 9/11, 15/11 & 16/11. Và kèm theo 3 đợt coaching riêng từng công ty, đảm bảo áp dụng hiệu quả tức thì ngay khi học.
V. Địa điểm: 165 Đường Bàu Cát 1, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

VI. Người trình bày: MBA Trần Đình Cửu, hơn 25 năm kinh nghiệm tư vấn về quản trị doanh nghiệp, đã tư vấn 916 doanh nghiệp.

VII. Phí tham gia: 55 triệu vnd / Người. Chương trình được sự tài trợ của Sở KHCN TP HCM & Cty Trần Đình Cửu, phí tham dự chỉ còn 5 triêu/ người. Tham dự từ 2 người trở lên, phí còn 3,5 triệu/ người.

VIII. Thông tin đăng ký
• Ms Thu Hồng: 0931436471
• Email: thuhong.tdc@gmail.com
Hoặc comment đăng ký tại đây.

Trân trọng kính chào!
Trần Đình Cửu

NGỪNG CÃI NHAU, VỢ CHỒNG ĐIỀU HÀNH CÔNG TY TỐT

NGỪNG CÃI NHAU, VỢ CHỒNG ĐIỀU HÀNH CÔNG TY TỐT Hãy ngừng cãi nhau, vợ chồng điều hành công ty tốt là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo thành công của Family Business – Doanh nghiệp gia đình. Tại Việt Nam, thời gian qua trên phương tiện đại chúng, dậy sóng chuyện hai vợ chồng của công ty rất lớn đã mâu thuẫn rất căng thẳng, họ không ngừng tranh cãi, không ngừng phán xét nhau tại tòa…và công ty chắc chắn bị thiệt hại rất lớn. Trong khi cũng có những công ty đi từ nhỏ phát triển lên rất lớn được điều hành từ các cặp vợ chồng từ thuở ban sơ đến nay thành công rực rỡ, điển hình như Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú, Tập Đoàn Tân Hiệp Phát…. Cuộc sống muôn hình muôn vẻ phải không bạn, chúng ta hãy cùng học tập cả hai dạng thức trên để điều hành công ty phát triển và xây dựng gia đình thực sự hạnh phúc. Dựa trên 26 năm kinh nghiệm tư vấn quản trị doanh nghiệp và 33 năm sống cuộc đời hôn nhân, tôi chân thành xin chia sẻ Video này cùng các Anh Chị. Vậy vợ chồng có nên làm cùng công ty? Cùng làm chủ và cùng điều hành công ty không? Câu trả lời là “Yes”, vì đây là mồ hôi và nước mắt của cả hai vợ chồng cùng đổ ra để xây dựng doanh nghiệp cũng như xây dựng gia đình, tổ ấm cùng phát triển. Việc làm chủ, giúp vợ chồng tạo ra nguồn thu nhập để kiến thiết cơ sở vật chất cho mái ấm gia đình. Tiền không phải là trên hết, nhưng không có tiền thì rất là bất hạnh phải không bạn. Vấn đề quan trọng, khi hai vợ chồng cùng điều hành công ty, chắc chắn là có mâu thuẫn, có xung khắc là lẽ thường tình. Bởi vì cá tính, hiểu biết, nhận thức, cảm xúc của hai người thường khác nhau. Quan trọng là ta hiểu vấn đề đó, xin đừng cãi nhau, mà hãy tập trung giải quyết vấn đề. Càng mâu thuẫn, càng cãi nhau về điều hành công ty, khiến cho nhân viên không biết phải nghe Ông hay nghe Bà. Việc này sẽ làm cho hiệu suất, năng suất lao động giảm sút. Công ty sẽ chậm phát triển, vì người thì đạp ga, kẻ thì đạp thắng làm sao công ty tiến lên được. Vậy nên, vợ chồng đồng thuận điều hành doanh nghiệp là tốt nhất. Ông bà mình nói thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn. Nói thì dễ, nhưng thực hiện thế nào đây? Các anh chị, hãy ngừng tranh cãi, ngừng phán xét, luôn lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau, tôn trọng nhau và đồng thuận một số điểm chung cực kỳ quan trọng để điều hành công ty thành công và tạo dựng gia đình hạnh phúc. Mặt khác, khi vợ chồng cãi nhau ai nên làm lành trước? Đây là câu hỏi không có đáp án, mà nó tùy thuộc vào bối cảnh của từng người, miễn sao chúng ta đảm bảo được hạnh phúc gia đình là điều tối quan trọng nhất. Quan điểm của tôi khá đơn giản, mình tạo ra tiền, chứ tiền không tạo ra mình. Mình kiểm soát tiền, chứ tiền không kiểm soát mình. Vậy hai vợ chồng điều hành công ty hãy lấy sự hạnh phúc gia đình là nền tảng quan trọng nhất. Mất tiền, mất công ty, ta tạo dựng lại được. Mất hạnh phúc gia đình thì muôn vàn khó khăn. Nếu, cá nhân tôi không đem lại sự hạnh phúc gia đình được (tức là không biết quản lý đối với gia đình chỉ có một nhóm người), thì hỏi làm sao điều hành công ty hàng trăm, hàng nghìn con người, làm sao cho cán bộ công nhân viên hạnh phúc được. Vì vậy, tôi luôn chủ động làm lành trước, đó là áp dụng tinh thần lãnh đạo phục vụ. Và một điều rất lý thú, khi tôi chủ động, vợ tôi cũng chủ động thế là hai bên dễ dàng đồng thuận. Thưa anh Chị, hoàn cảnh mỗi người mỗi khác nhau, hãy luôn luôn tự cải tiến, kaizen bản thân mình trong cuộc sống gia đình & trong điều hành công ty để đem lại sự hạnh phúc cho chính mình, từ đó mới có thể nghĩ đến hạnh phúc của người khác. “Hãy ngừng cãi nhau, vợ chồng điều hành công ty tốt”. Trân trọng xin cám ơn anh chị đã đón xem.

Gia tăng giá trị cho khách hàng mà không làm tăng chi phí

Gia tăng giá trị cho khách hàng mà không làm tăng chi phí, thoạt nghe tưởng chừng là không tưởng. Bình thường để giảm giá bán, người ta giảm các đặc tính, giảm chất lượng, điều này dẫn đến giảm giá trị trị thỏa mãn khách hàng. Mặt khác nếu giảm giá bán, mà giữ nguyên chất lượng, thì có lẽ ta phá sản. Muốn vậy ta phải giảm chi phí chất lượng liên quan đến hàng lỗi, hoặc các biện pháp giảm thiểu chi phí chất lượng như lãng phí, kiểm tra quá nhiều không cần thiết, nhân viên không nắm vững quy trình dẫn đến sai hỏng. Chúng ta nên thiết lập kế hoạch cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp như giảm chi phí sản xuất, chi phí marketing không hiệu quả, chi phí bán hàng không cần thiết, chi phí quá nhiều chương trình khuyến mãi không hiệu quả. Chúng ta cũng nên triển khai kaizen cho cả các phòng nghiệp vụ, ví dụ thực hiện các ý tưởng về tiết kiệm chi phí văn phòng; Tuy nhiên các điều trên, đối thủ cũng thực hiện vì vậy khả năng cạnh tranh của bạn cũng không được cải thiện. Trên thị trường cũng có các công ty thời trang may mặc, cố gắng chiếm lấy thị phần, khi mở các shop tại các tỉnh, để thu hút và nâng cao giá trị thỏa mãn khách hàng, họ đã giảm giá 50, 60, thậm chí 70%. Trong khi nội bộ công ty không hề có các biện pháp cải tiến như: giảm chi phí chất lượng về hàng hỏng, giảm chi phí sản xuất hoặc kế hoạch cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Điều này dẫn đến khủng hoảng, càng mở thêm cửa hàng, càng nâng cao giá trị thỏa mãn khách hàng, càng thiếu tiền mặt, càng rút cạn dòng tiền… rất nguy hiểm. Ngoài ra, có các công ty cố gắng tạo ra sự khác biệt về chất lượng, nâng cao dịch vụ, nâng cao tiện ích cho khách hàng, nâng cao giá trị thỏa mãn khách hàng, nhưng đồng lại nâng cao chi phí khiến giá thành cao, làm cho khách hàng không mặn mà, không quan tâm. Bạn có đau đầu về việc làm sao nâng cao giá trị thỏa mãn khách hàng, mà không tăng chi phí, không gây thiệt hại cho công ty? Vậy có cách nào gia tăng giá trị mà không làm tăng giá thành? Bí quyết nào để nâng cao giá trị cho khách hàng, mà không làm tăng chi phí? Có những công ty nào đã đạt được trình độ tăng giá trị cho khách hàng, mà không tăng chi phí, không làm tăng giá thành? Anh chị hãy xem video này nhé.