Anh Chị Em tự đánh giá doanh nghiệp mình đang ở đâu để áp dụng các công cụ quản lý thích hợp nhằm đưa doanh nghiệp phát triển.
Chúc Anh Chị Em thành công!
Trần Đình Cửu
0913918854
Anh Chị Em tự đánh giá doanh nghiệp mình đang ở đâu để áp dụng các công cụ quản lý thích hợp nhằm đưa doanh nghiệp phát triển.
Chúc Anh Chị Em thành công!
Trần Đình Cửu
0913918854
Thưa các Bạn, năm 1995 tôi có cơ hội học tập kaizen ngay tại Nhật Bản, phải nói họ đã áp dụng kaizen rất tốt để đưa đất nước trở thành quốc gia phát triển.
Mười năm sau, tôi nghiên cứu, phát hiện thấy một dân tộc khác rất sáng tạo, cải tiến rất mãnh liệt, hiệu quả rất cao, đó chính là Do Thái. Họ mất nước trên 2000 năm, nhưng chỉ trong thời gian lập quốc từ 1948 đến nay, họ đã sáng tạo, cải tiến và đột phá đưa Do Thái lọt vào các quốc gia top 15 trên thế giới.
Sau đó, tôi tiếp tục nghiên cứu và nghiệm ra rằng có một dân tộc khác nữa cũng rất sáng tạo, cải tiến rất độc đáo và hiệu quả, đã tạo ra các chiến tích lừng lẫy khắp thế giới. Đó chính là Dân Tộc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Theo cảm nhận của riêng tôi, có lẽ chúng ta sáng tạo, cải tiến đột phá rất hiệu quả khi chúng ta trong trạng thái sống còn, dưới áp lực cực kỳ lớn, đầy thách thức khắc nghiệt. Đúng như Ông Bà ta nói “Cái khó ló cái khôn”.
Xin được phép minh họa, trên dòng sông Bạch Đằng đã xảy ra 3 trận thủy chiến nổi tiếng khắp thế giới.
Năm 938, Vua Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán.
Năm 981, Vua Lê Đại Hành đánh tan quân Tống.
Năm 1288, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại phá quân Nguyên Mông.
Thưa các bạn, Tổ Tiên của chúng ta đã sử dụng rất nhiều chiến lược và chiến thuật để đánh bại quân Phương Bắc, trong đó cả 3 trận thủy chiến đều sử dụng cùng chiến thuật “Cắm cọc trên sông Bạch Đằng”. Điều này, minh chứng Ông Cha ta rất linh hoạt, rất sáng tạo, đánh lừa địch và chiến thắng quân thù.
Đúng là trong trạng thái ngàn cân treo sợi tóc, một mất một còn, chúng ta rất sáng tạo, cải tiến đột phá rất hiệu quả. Vì Vậy tôi kêu gọi các Bạn đừng tạo ra môi trường làm việc quá thoải mái, quá an toàn trong doanh nghiệp, vì như vậy sẽ làm “thui chột” năng lực sáng tạo và cải tiến của chúng ta.
Các Bạn hãy tạo ra môi trường làm việc đầy thách thức, áp lực, hãy đặt ra các mục tiêu tham vọng. Chính môi trường như vậy sẽ kích hoạt năng lực sáng tạo, cải tiến của cán bộ nhân viên, họ sẽ tạo ra các giải pháp đột phá vượt qua các áp lực và thách thức đó, giúp công ty phát triển bền vững. Mặt khác, cũng giúp các cá nhân có cơ đồ phát triển trong tương lai tạo hạnh phúc cho chính họ và gia đình.
Chúc các Bạn thành công và phát triển
Trần Đình Cửu
0913918854.
Xin chào các bạn.
Vào thời điểm hiện nay, ở bất cứ đâu tôi cũng đều nghe các doanh nghiệp than vãn rất nhiều về vấn đề bán hàng doanh thu thấp, lợi nhuận giảm, thị trường rất khó khăn. Sales & marketing hoạt động hết công suất nhưng vẫn không cách nào nâng cao được doanh thu và lợi nhuận.
Thưa các bạn, đúng vậy! Thời buổi hiện nay đang rất khó khăn. Qua 27 năm kinh nghiệm tư vấn, tôi nhận thấy ngoài yếu tố khách quan bị ảnh hưởng do dịch covid và chiến tranh, còn một nguyên nhân “chủ quan” rất quan trọng là do chính chúng ta.
Tại sao doanh thu & lợi nhuận thấp, chúng ta làm đủ mọi cách mà vẫn không nâng lên được? Đó là do chúng ta đã CHỌN SAI khách hàng mục tiêu.
Nếu ngay từ đầu bạn đã chọn sai khách hàng mục tiêu, thì dù bạn có đưa ra các kiểu chiến thuật, cách thức, chương trình bán hàng khác nhau,… cũng sẽ rất khó tạo được doanh thu và lợi nhuận đúng mong đợi.
Vì vậy, tôi kêu gọi các bạn hãy thực hiện các công việc sau:
1. Phải cải tiến cho bằng được việc xác định ĐÚNG khách hàng mục tiêu. Hiện nay, tôi vẫn thường coaching cho các doanh nghiệp có 8 tiêu chí để đánh giá, lựa chọn khách hàng mục tiêu đúng. Mỗi một doanh nghiệp sẽ dựa trên bối cảnh của họ để trao đổi, sắp xếp những tiêu chí nào là quan trọng nhất. Sau đó đánh giá lựa chọn khách hàng mục tiêu phù hợp tốt nhất với khả năng của doanh nghiệp mình.
2. Đội Sales và marketing dựa vào khách hàng mục tiêu đã được xác định để tìm đúng khách hàng. Họ phải thấu hiểu được nhu cầu, mong đợi và nỗi đau của khách hàng.
3. Sau khi Sales và marketing thấu hiểu được nhu cầu, mong đợi và nỗi đau của khách hàng. Họ phối hợp với các bộ phận khác như R&D, kỹ thuật, sản xuất, hoặc mua hàng để thiết kế, cải tiến lại sản phẩm, dịch vụ, nhằm giải quyết được nỗi đau và mong đợi của khách hàng. Việc thiết kế cải tiến lại sản phẩm dịch vụ này bắt buộc Sales và marketing là người dẫn dắt, vì họ hiểu rất rõ về thị trường.
4. Cần phải biết cách xác định chính sách tăng giá hay giảm giá phù hợp để đảm bảo tạo được lợi nhuận.
Để giúp các bạn giải quyết được hết các vấn đề trên, thân mời các bạn hãy tham gia chương trình “KAIZEN BÁN HÀNG THÀNH CÔNG”.
Chương trình sẽ khai giảng vào ngày vào 14/09/2022. Thông tin chi tiết như sau:
– Thời lượng chương trình: 1 buổi/ 1 tuần x 10 tuần.
– Thời gian học: từ 15g00-16g30 vào thứ tư hàng tuần.
– Hình thức học: Online qua Zoom.
– Học phí: 3.000.000đ/ 1 học viên.
Để giúp các bạn áp dụng vào ngay thực tế, vì đây là chương trình rất thực chiến do Thầy Trần Đình Cửu đào tạo và hướng dẫn bạn thực hiện các bài tập.
CEO, lãnh đạo, phụ trách sales của doanh nghiệp SME.
– Bạn đăng ký tham gia chương trình theo đường link: https://bit.ly/form_đăng_ký_Kaizen_bán_hàng_thành_công
– Người liên hệ: Ms Hồng – 0909.839.982
Chúc các bạn áp dụng thành công!
Trần Đình Cửu.
ĐT: 0913.918.854
Anh Chị Thân mến!
Tôi thường nghe các nhân viên đội sales trao đổi với nhau: Làm thế nào đưa ra các chương trình khuyến mãi giảm giá để tăng doanh thu trong lúc khó khăn này?. Ta thử nghĩ ngược lại xem sao? Tại sao cứ phải giảm giá, cứ phải khuyến mãi? Chúng ta có thể tăng giá được không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể được. Để tăng được giá bán, Sales & Marketing phải xác định “Đúng” phân khúc thị trường khách hàng mục tiêu và hiểu rõ nỗi đau của khách hàng mục tiêu đó. Từ đó, Sales & Marketing phối hợp với các bộ phận R&D, kỹ thuật, sản xuất hoặc bộ phận tìm nguồn hàng tiến hành kaizen, cải tiến sản phẩm dịch vụ, tạo sự khác biệt để giải quyết nỗi đau của khách hàng.
Tuy nhiên, khi tăng giá, có khả năng doanh thu sẽ bị giảm. Do đó, bạn cần phải biết cách, tính được lượng doanh thu giảm tối đa là bao nhiêu, để lợi nhuận vẫn được đảm bảo.
Ngược lại, nếu bạn không tăng được giá bán mà phải thực hiện các chương trình khuyến mãi giảm giá để hy vọng tăng doanh thu, lúc này bạn cũng phải biết cách, tính được lượng doanh thu tăng tối thiểu là bao nhiêu để lợi nhuận vẫn bù đắp được thiệt hại khi giảm giá.
Đó chính là những mức doanh thu giới hạn để bạn thực hiện chiến thuật tăng hay giảm giá. Khi kết quả doanh thu thực tế vi phạm các mức giới hạn này hoặc diễn biến có xu hướng xấu, bạn sẽ kịp thời cải tiến thay đổi chiến thuật phù hợp với bối cảnh của mình.
Vậy tóm lại, bạn phải thực hiện kaizen các nội dung sau:
1. Xác định “ĐÚNG” thị trường khách hàng mục tiêu.
2. Hiểu rõ nỗi đau của khách hàng mục tiêu.
3. Tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ để giải quyết nỗi đau.
4. Tính toán sự hiệu quả việc tăng hay giảm doanh thu để lợi nhuận vẫn được đảm bảo
Để biết cách thực hiện kaizen các nội dung trên, chúng tôi thân mời bạn tham gia chương trình:
– Thời lượng chương trình: 1 buổi/ 1 tuần x 10 tuần.
– Thời gian học: từ 15g00-16g30 vào thứ tư hàng tuần. Bắt đầu khai giảng từ ngày 14/09/2022.
– Hình thức học: Online qua Zoom.
– Học phí: 3.000.000đ/ 1 học viên.
Để các bạn áp dụng vào ngay thực tế vì đây là chương trình rất thực chiến do Thầy Trần Đình Cửu đào tạo và hướng dẫn bạn thực hiện các bài tập.
CEO, lãnh đạo, phụ trách sales của doanh nghiệp SME.
Bạn đăng ký tham gia chương trình theo đường link: https://bit.ly/form_đăng_ký_Kaizen_bán_hàng_thành_công
Chúc các bạn thành công & phát triển
Trần Đình Cửu
ĐT: 0913.918.854 – 0909.839.466
Vào năm 2002, tôi đã tư vấn cho Công ty Xăng Dầu Bến Tre, thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng khả năng cạnh tranh rất tuyệt vời. Công ty chiếm thị phần lớn tại tỉnh này, mặc dù lúc đó có rất nhiều công ty xăng dầu lớn, sức cạnh tranh rất mạnh.
Tại sao họ làm được điều đó? Bởi vì, họ có những cách thức phục vụ khách hàng rất tuyệt hảo, xin minh hoạ như sau:
1. Khi khách hàng gọi điện đến công ty, nếu lỡ bị nhầm bộ phận, thì bất cứ ai trong công ty nhận được đều nói với khách hàng rất nhẹ nhàng: “Tôi tên là XX, bộ phận XYZ. Xin lỗi, anh/ chị đã gọi nhầm bộ phận, anh/ chị vui lòng cho tôi xin số điện thoại, tôi sẽ chuyển điện thoại của anh/chị đến bộ phận kinh doanh. Họ sẽ gọi ngay cho anh/ chị trong vòng 3 phút”. Và công ty đã thực hiện đúng như vậy.
2. Lúc công ty phát triển, đã xây lại tòa nhà văn phòng với hệ thống cửa kính mở tự động. Khách hàng của họ là những chủ ghe rất bình dị, rất giàu, tiền mua xăng dầu lên tới hàng chục tỉ mỗi năm. Một lần, chị chủ ghe vừa bước đến văn phòng thì cửa tự động mở, đã làm cho chị hoảng sợ và bỏ chạy. Chị Phó Giám đốc từ phía trong nhìn thấy, vội chạy ra đón khách và hỏi chuyện. Chị chủ ghe nói: “Từ bé đến lớn, tôi chưa từng thấy cái cửa nào như cái cửa ma này, nó tự động mở cửa khi tôi bước đến, sợ quá đi thôi!”. Chị Phó Giám đốc nghe và hiểu ngay khách hàng của mình đang cảm thấy rất sợ hãi. Do vậy, chị đã cho cải tiến ngay bằng cách để “cửa văn phòng” luôn luôn mở nhằm tạo thuận tiện và an tâm cho khách hàng.
Chỉ với những chi tiết nhỏ nhất như vậy, họ luôn quan sát, lắng nghe để kaizen loại bỏ mọi cản trở, mọi phiền hà, mọi khó khăn đối với khách hàng nhằm phục vụ khách hàng với dịch vụ tuyệt hảo nhất. Công ty Xăng Dầu Bến Tre thời gian đó phát triển rất mạnh.
Ngược lại, một số nơi mà tôi đã từng trải nghiệm, dịch vụ không tốt, nhà cung cấp chỉ muốn thuận tiện cho mình mà không quan tâm đến khách hàng. Ví dụ, có lần mua sách trên mạng bằng điện thoại, sau 2h truy cập, xem xét, tôi đã chọn được các sách phù hợp, khi đến bước cuối cùng nhấn nút đặt mua, thì được thông báo đơn hàng không được chấp nhận, vì số lượng mua là 32 cuốn vượt qua quy định và đề nghị chia thành 2 đơn hàng. Thế là lãng phí 2h, tôi phải làm lại thao tác và cảm thấy rất bực mình.
Vì vậy, tôi kêu gọi anh/ chị hãy đứng trên quan điểm của khách hàng, loại bỏ tất cả những cản trở, những khó khăn, những thủ tục rườm rà, gây khó chịu cho khách hàng trong các giai đoạn trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán. Đó là điều chúng ta phải kaizen để thành công.
Trân trọng,
Trần Đình Cửu
ĐT: 0913.918.854
Chúng ta thường hay nghe những câu chuyện, ví dụ, một số nông dân khi trồng trọt sẽ có 2 phần đất, một phần đất trồng rau sạch dùng riêng cho gia đình, phần còn lại dùng thuốc tăng trưởng cho cây nhanh lớn để bán ra ngoài thị trường. Hoặc một số doanh nghiệp thực phẩm, quán ăn cũng vậy, sản phẩm sạch dùng riêng cho gia đình, còn lại sử dụng hoá chất, chất bảo quản,… để làm ra những sản phẩm bán ra thị trường. Ngẫm mà thấy đau lòng.
Mặt khác cũng có tín hiệu tích cực, nhiều doanh nghiệp rất muốn cải tiến để phát triển, nhưng cải tiến bằng cách nào?
Tôi kêu gọi các doanh nghiệp, chúng ta cải tiến bằng cách: “Hãy trở thành khách hàng của chính công ty mình”.
Khi các CEO đóng vai là khách hàng thật sự của công ty mình, các CEO hãy đọc những chương trình marketing, những nội dung marketing để cảm nhận mình có tự hiểu được không? Có dễ hiểu không? Thậm chí, nhờ người thân sử dụng sản phẩm/ dịch vụ xem có dễ sử dụng, có thuận tiên hoặc có khó khăn gì không?
Các bạn nên đọc kỹ từng nội dung khiếu nại của khách hàng. Bạn chọn lọc những khiếu nại, những câu hỏi xảy ra nhiều lần của khách hàng và sử dụng những thông tin này khi đóng vai là khách hàng. Bạn hãy gọi bộ phận chăm sóc khách hàng, đặt ra những câu hỏi đã được chọn lọc. Bạn hãy khách quan, lắng nghe câu trả lời nhằm đánh giá nhân viên của mình trả lời thuyết phục không?, có giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề khiếu nại hay không?, có làm cho khách hàng hài lòng hay không?.
Hoặc bạn thử điền vào các phiếu thông tin, phiếu nhận quà tặng có phức tạp, có làm khách hàng bị bối rối hay không?
Hoặc khi bạn gọi điện thoại đến công ty mình với tư cách là khách hàng, bạn có cảm thấy khó chịu và phiền hà khi máy tự động nói một tràng rất dài, bắt bạn phải lắng nghe một hồi lâu. Và nếu như bạn chưa kịp nghe, chưa kịp nhớ thì phải nghe lại từ đầu.
Ví dụ:
– Kính chào quý khách đã gọi đến công ty XYZ, muốn gặp Phòng X thì nhấn phím 1, muốn gặp phòng Y thì nhấn phím 2, …
Sau khi chọn được một phím phù hợp, lại tiếp tục nghe:
– Muốn giải quyết vấn đề A thì nhấn phím 1, muốn giải quyết vấn đề B thì nhấn phím 2, …
Và cuối cùng một hồi lâu mới đến câu:
– Muốn gặp tổng đài viên thì nhấn phím 0, nghe lại từ đầu nhấn phím *.
Thưa các bạn, khi đóng vai thực sự là khách hàng của chính công ty mình, tôi chắc chắn các bạn sẽ phát hiện ra hàng ngàn, hàng trăm ý tưởng cần cải tiến. Bạn cần bỏ qua cái tôi của mình, hãy vô tư và khách quan để lắng nghe, bạn sẽ xác định được rất nhiều điều cần cải tiến giúp cho công ty bạn thành công và phát triển.
Trân trọng,
Trần Đình Cửu
Theo Anh Chị, bộ phận nào trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm dẫn dắt, kích hoạt cải tiến để phát triển?
Câu trả lời nhận được thường là Ban Giám đốc hoặc tất cả các bộ phận. Tuy nhiên, về bản chất, các bộ phận thường không thích sự thay đổi. Họ cảm thấy khó chịu đối với những điều không chắc chắn, những việc mơ hồ trong quá trình thực hiện cải tiến.
Mặt khác, doanh nghiệp phải bán những thứ thị trường cần, khách hàng cần. Trong doanh nghiệp, bộ phận hiểu rất rõ thị trường, hiểu rất rõ khách hàng chính là bộ phận sales và marketing. Bộ phận này thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên họ hiểu rất rõ nhu cầu mong đợi và nỗi đau của khách hàng. Vì vậy, bộ phận sales và marketing là bộ phận kích hoạt, dẫn dắt cải tiến.
Ví dụ: Sales và marketing tiến hành phân khúc thị trường, phân nhóm khách hàng, hiểu rõ nhu cầu mong đợi và những nỗi đau của từng nhóm khách hàng. Họ hiểu tại sao khách hàng mua sản phẩm của họ mà không mua sản phẩm của đối thủ hoặc tại sao khách hàng mua sản phẩm của đối thủ mà không mua sản phẩm của họ.
Ngoài ra, có 3 trạng thái rất quan trọng đối với doanh nghiệp:
1. Không cải tiến mà giữ như cũ thì chắc chắn hậu quả là phá sản.
2. Thực hiện cải tiến, sáng tạo nhưng thất bại.
3. Thực hiện cải tiến, sáng tạo và nếu thất bại, tiếp tục thực hiện cách thức mới cho đến khi thành công.
Bộ phận sales và marketing hiểu rất rõ cả 3 trạng thái này và sẽ chọn trạng thái thứ 3. Họ sẽ đề nghị các bộ phận phải hợp tác, liên kết với nhau để cải tiến, nhằm giúp công ty tồn tại và phát triển.
Do đó, bộ phận sales và marketing cần phải có một năng lực rất quan trọng, đó là “thuyết phục”, “liên kết”, “tạo hợp tác” tất cả các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy, bộ phận sales và marketing không những giỏi bán hàng cho bên ngoài, mà họ còn phải có khả năng bán hàng thuyết phục trong nội bộ.
Tóm lại, doanh nghiệp thành công là nhờ có khách hàng. Khách hàng là người tạo ra nhà máy, doanh nghiệp. Nhà máy, doanh nghiệp không hề tạo ra khách hàng. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của bộ phận sale và marketing là phải “tập trung”, “tập trung” và “tập trung” vào thị trường, vào khách hàng để thấu hiểu nhu cầu, mong đợi và nỗi đau của khách hàng. Từ đó họ kích hoạt, dẫn dắt việc cải tiến trong doanh nghiệp để thành công & phát triển.
Chúc các bạn áp dụng thành công!
Trần Đình Cửu
ĐT: 0913.918.854