CÁCH TÍNH CHI PHÍ, LÃI LỖ TRONG BÁN HÀNG – SALEs

Hãy dừng ngay việc “TÍNH CUA TRONG LỖ”, Doanh thu bán hàng là quan trọng, nhưng chưa đủ. Hãy tính toán cẩn thận và tập trung Tiền mặt & Tổng lợi nhuận. Thấy Doanh thu tăng, tưởng lãi nhưng coi chừng hóa ra lại lỗ.

Chúc các bạn Kaizen thành công!
Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu

CÁCH ĐƠN GIẢN XÁC ĐỊNH DOANH THU HÒA VỐN TRONG SALEs & MARKETING

Bạn cần xác định doanh thu hòa vốn trong hoạt động Sales & Marketing để làm cơ sở kaizen cắt giảm chi phí cũng như đưa ra các quyết định liên quan đến tăng, giảm giá, đầu tư ngân sách cho sale và marketing. Qua đó, kaizen nâng cao tính hiệu quả hoạt động của sales & Marketing.

Chúc các bạn kaizen thành công!
Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu

Lợi ích của Kaizen

Khi áp dụng Kaizen một cách thực sự, chúng ta sẽ gặt hái được rất nhiều kết quả trong cuộc sống cũng như trong sản xuất và kinh doanh.

 1. Cuộc sống cá nhân

Chúng ta có thể cải tiến tư duy và nhận thức để đem lại những điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống của chính mình.

Ví dụ, bạn có thể cải tiến thay đổi một thói quen cũ “ngủ nướng” bằng một thói quen “dậy sớm”, chắc chắn mang lại cho bạn nhiều lợi ích trong cuộc sống.

Chúng ta có thể cải tiến cách sống, cách sinh hoạt và cách chi tiêu trong gia đình để có thể sử dụng và tiết kiệm hợp lý thu nhập của gia đình.

Chúng ta có thể cải tiến cách giao tiếp, cách tương tác, cách thương yêu các thành viên trong gia đình để tạo ra sự hạnh phúc.

Tóm lại, chúng ta có thể Kaizen mọi khía cạnh trong cuộc sống để mưu cầu sự hạnh phúc.

2. Lợi ích của tổ chức

Mọi người trong tổ chức đều có thể tham gia thực hiện Kaizen. Đương nhiên cấp cao nhất phải làm gương thực hiện Kaizen hoạt động của bản thân. Điều này tạo ra văn hóa Kaizen ăn sâu vào máu của từng thành viên và trở thành một tính cách hiện hữu của từng cá nhân. Dẫn đến số lượng Kaizen cực kỳ lớn và chắc chắn đem lại hiệu quả trong doanh nghiệp.

Trong tổ chức, ban lãnh đạo thành lập một ban Kaizen để thúc đẩy, động viên, giám sát, khen thưởng việc thực hiện Kaizen.

Tất cả các khía cạnh liên quan đến 5 yếu tố M trong doanh nghiệp sẽ là đối tượng của việc thực hiện kaizen.

5M bao gồm: (1) Man – Con người; (2) Machine – Máy móc; (3) Material – Nguyên vật liệu đầu vào; (4) Method – Phương pháp sản xuất, công nghệ, quy trình kinh doanh, v.v…; (5) Measurement – Đo lường, giám sát.

Khi ban kaizen thúc đẩy các hoạt động cải tiến liên quan đến 5M, chắc chắn dẫn đến các yếu tố P, Q, C, D, S, M, E sẽ tốt hơn. Điều này giúp công ty nâng cao sự thỏa mãn khách hàng và các bên liên quan. Giúp công ty tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Đây chính là mong đợi của tất cả các công ty để thành công và phát triển bền vững.

Các doanh nghiệp phát triển bền vững, tuổi thọ cả trăm năm có 4 đặc điểm như hình minh họa dưới đây: (trích bài giảng Quản lý chất lượng từ Dự án đào tạo tư vấn viên Việt Nam – do Samsung và Bộ Công thương tổ chức)

Trong đó, không ngừng đổi mới, sáng tạo (Kaizen) chính là một trong bốn đặc điểm chung của các Doanh nghiệp có khả năng sinh tồn mạnh mẽ, tuổi thọ lâu dài. Điều này đã được minh chứng bởi các doanh nghiệp trên thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản.

Có thể nói, 7 nguyên tắc quản lý chất lượng cũng như các yêu cầu đưa ra của tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO 9001 thể hiện đầy đủ 4 yếu tố thành công của các doanh nghiệp có tuổi thọ hàng trăm năm trên thế giới.

Do đó, hầu như các công ty trên thế giới đã và đang lựa chọn triển khai, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001.

Các doanh nghiệp tại các nước phát triển áp dụng và vận hành hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn ISO là điều hiển nhiên. Ngoài ISO là tiêu chuẩn hệ thống quản lý cơ bản, các doanh nghiệp này còn áp dụng các hệ thống quản lý cao hơn như Malcolm Baldrige, TQM (Total Quality Management). Hoặc họ áp dụng các Kỹ Thuật Kaizen hiện trường từ đơn giản đến phức tạp như IE, Lean, Six Sigma, … để nâng cao tối đa 4 yếu tố thành công của các doanh nghiệp trăm năm.


Chúc các bạn kaizen thành công
Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu

[Chú thích:
P: Productivity – Năng suất; Q: Quality – Chất lượng; C: cost – Chi phí; D: Delivery – Giao hàng đúng hạn; S: Safety – An toàn; M: Moral – Tinh thần kỷ luật và đạo đức); E:Energy – Năng lượng / Environment – Môi trường]

TỐI ĐA TỔNG LỢI NHUẬN TRONG SALEs & MARKETING

Trong Sales & Marketing đừng chỉ tập trung vào các tỷ số để so sánh tính hiệu quả của công ty này với các công ty khác. Hãy tập trung vào TỐI ĐA TỔNG LỢI NHUẬN.

Bán hàng & Marketing phải tạo ra lợi nhuận, nếu không đó chính là sự lãng phí.

Chúc các bạn kaizen thành công!
Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu

ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC LỚN NHẤT CỦA NHÂN VIÊN LÀ GÌ?

Động lực làm việc lớn nhất của nhân viên là “GHI BÀN”, tức là hoàn thành được mục tiêu được giao phó đóng góp vào thành tích của công ty.

Để giúp nhân viên thực hiện được động lực này. Hãy tham gia khóa học NHÀ LÃNH ĐẠO HIỆU QUẢ

Chi tiết nội dung tại đường link: https://forms.gle/6jdr1fY6CkGT97Cv9

Chúc các bạn kaizen thành công!
Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu

BỐI CẢNH THAY ĐỔI THÌ PHƯƠNG PHÁP PHẢI THAY ĐỔI

Xin chia sẻ với các bạn một câu chuyện. Tại một gia đình nọ gồm “Tứ đại đồng đường”, có nghĩa là có 4 thế hệ cùng đang chung sống với nhau. Đại gia đình đó hiện có một cô bé 6 tuổi, một bà mẹ trẻ 32 tuổi, một bà ngoại 60 tuổi và một bà cố ngoại 85 tuổi. Vào ngày giỗ lớn của gia đình, bà mẹ trẻ đã làm cỗ để đãi khách. Cô bé nhỏ rất tò mò khi quan sát việc làm cỗ của bà mẹ trẻ. Trong khi chiên gà, bà mẹ trẻ đã chặt đôi con gà để chiên, lúc đó cô bé thấy làm lạ liền hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Tại sao chiên gà phải chặt ra làm đôi?”.

Bà mẹ cực kỳ ngạc nhiên khi nghe câu hỏi đó và giật mình thầm nghĩ: “Ừ nhỉ, tại sao phải chặt đôi gà khi chiên?”. Sau một vài giây, bà mẹ trẻ nói: “Con à! Mẹ cũng không biết tại sao phải chặt con gà ra làm đôi khi chiên, mẹ chỉ thấy bà ngoại làm vậy thì mẹ cũng làm theo thôi con”.

Cô bé tiến tới bà ngoại và hỏi: “Ngoại ơi! Tại sao phải chặt đôi con gà khi chiên?”. Bà ngoại cũng giật mình và ngạc nhiên giống như bà mẹ trẻ, sau đó bà ngoại nói: “Cháu yêu của bà, ngoại cũng không biết tại sao khi chiên gà phải chặt đôi, ngoại thấy bà cố ngoại làm như vậy nên bà làm theo thôi con”.

Đúng là trẻ con không bao giờ bỏ cuộc các bạn à. Cô bé tiếp tục tiến tới bà cố ngoại và đặt ra câu hỏi tương tự như đã hỏi mẹ và bà ngoại. Sau khi nghe cháu gái hỏi, bà cố ngoại suy nghĩ một lúc và chợt nhớ ra điều gì đó, rồi nói cho cô cháu nhỏ: “Cháu yêu của bà, bà cố đã hiểu câu hỏi của cháu. Đúng là chiên gà phải chặt ra làm đôi để chiên cháu à. Bởi vì ngày xưa bà cốnghèo , chỉ mua được cái chảo nhỏ. Do đó, khi chiên gà phải chặt ra làm đôi để chiên thành hai lần, thì mới vừa với cái chảo nhỏ mà bà cố có cháu à!”. Câu chuyện là thế đấy các bạn, rất ngớ ngẩn và lãng phí. Tóm lại như sau:  

Có nhiều chuyện rất đời thường, ta quá quen thuộc đến mức khi thực hiện ta không hề thắc mắc, không hề đặt vấn đề tại sao ta làm thế. Làm như thế liệu có còn hiệu quả, còn phù hợp hay không?
Do đó, chúng ta phải kaizen theo nguyên tắc: “Bối cảnh thay đổi thì phương pháp phải thay đổi”.

Sự thay đổi của môi trường doanh nghiệp và chiến lược sản xuất kinh doanh: (trích bài giảng Quản lý chất lượng từ Dự án đào tạo tư vấn viên Việt Nam – do Samsung và Bộ Công thương tổ chức)

Nhận định của John Chambers (Chủ tịch Cisco): “Trong thế kỷ 21, doanh nghiệp chiến thắng không phải là doanh nghiệp to lớn mà là doanh nghiệp phản ứng nhanh”. Tuyên bố này của ông thể hiện sự đề cao cải tiến, thay đổi liên tục của doanh nghiệp theo bối cảnh kinh doanh và yêu cầu của khách hàng để có thể tồn tại và phát triển trong thời đại mới.

Doanh nghiệp cũng như một thực thể sống, cần sự thay đổi liên tục để thích nghi với môi trường luôn thay đổi.
Theo thống kê của Mckinsey, tuổi thọ trung bình của các doanh nghiệp trên thế giới là 15 năm (2005).
Theo Fortune 500, chỉ trong vòng 5 năm, 1/3 trong số 500 doanh nghiệp của Fortune đã được thay thế.

Tuổi thọ của doanh nghiệp đang ngày càng bị rút ngắn hơn, mà yếu tố cốt lõi nhất đến từ sự thay đổi liên tục của bối cảnh kinh doanh. Trong khi đó các doanh nghiệp lại không kịp thay đổi để thích nghi.

Môi trường hoạt động kinh doanh xung quanh ta thay đổi rất nhanh chóng. Các yêu cầu/ mong đợi của các bên liên quan luôn thay đổi. Ví dụ như: yêu cầu khách hàng, yêu cầu của nhân viên, luật pháp, xã hội, đối thủ cạnh tranh, các đối tác và cộng đồng, … luôn thay đổi. Vì vậy chúng ta phải luôn Kaizen theo nguyên tắc nêu trên.

Chúc các bạn kaizen thành công!
Trần Đình Cửu.