Thân gửi các Anh Chị một vài câu chuyện đời thường:
1. Năm 1987, vợ chồng tôi sống chung với Bà Cố. Cả cuộc đời, Cụ chỉ kinh doanh nồi chè “đậu đen”, mà Cụ có đến 2 căn nhà. Vậy Bà Cố đã làm thế nào? Đơn giản lắm các Bạn: “Mỗi ngày bán xong nồi chè, tiền lời kiếm được bất kể là bao nhiêu, Cụ luôn ngắt ra 10% bỏ heo. Phần còn lại là để chi tiêu. Tôi hỏi làm sao Cụ biết làm như vậy? Cụ nói: “các Cha (Linh mục) dạy thế. Chứ để nhiều tiền ra, thì xài nhiều. Làm nhiều tiền, mà không tiết kiệm thì cả đời luôn luôn thiếu”. Cụ đã ưu tiên tiết kiệm trước. Còn tôi lúc đó thì ngược lại, lãnh lương xong, xài trước đã và hy vọng còn thừa sẽ tiết kiệm. Nhưng chẳng bao giờ thừa, toàn bị thiếu, thỉnh thoảng còn phải mượn tiền của Cụ. Rất may, chúng tôi đã sớm học được cách làm của Cụ, không thì hỏng bét.
2. Anh Chị nào thuộc U50, U60 nhớ cảnh từ 1975 – 1986, thời buổi cái gì cũng khan hiếm. Nhà tôi 11 Anh em, Mẹ tôi hay nói: “Chúng mày sử dụng kem đánh răng nhanh thế, cứ vài bữa là hết”. Khi mà kem gần hết, chúng tôi nặn kem với cả “hàng trăm thành công lực” để bóp cho bằng được 1 ít kem. Chưa đâu bạn, đến khi không bóp được nữa thì lấy kéo cắt ra và dùng cây đánh răng quẹt cho bằng hết, vẫn đủ để đánh sạch răng (tận dụng ghê chưa).
3. Sau này đọc báo, nghe nói nhà sản xuất cố tình mở rộng đường kính miệng ống kem thêm 1mm, thế là họ tăng doanh thu, do lượng kem mỗi lần sử dụng tăng (khôn các Bạn nhỉ!)
4. Các Chị khi có gia đình thường khó giảm béo, nguyên nhân là vì đồ ăn còn thừa thế là ăn ráng cho hết. Có bao nhiêu, thì ăn hết bấy nhiêu!
5. Ngoài ra tôi nghe người ta nói với nhau rằng, các chương trình giảm béo, họ đưa ra giải pháp khá đơn giản là thay chén, bát, đĩa, tô nhỏ lại là có hiệu quả ngay.

Như vậy ta thấy có 2 điều cần quan tâm:

1. Có nhiều thì xài nhiều. Ngược lại có ít thì xài ít (tiết kiệm), thậm chí còn thúc đẩy cải tiến đủ kiểu để sử dụng trong cái hạn hẹp, khan hiếm, mà vẫn đạt yêu cầu (chuyện kem đánh răng).
2. Ưu tiên tiết kiệm trước (đó là tiền mặt tích lũy, phần chắc chắn ta sẽ bỏ túi). Trong sản xuất, kinh doanh nó cũng có nghĩa là ưu tiên lợi nhuận trước (số tiền chắc chắn ta là chủ doanh nghiệp phải có – Mike Michalowicz – Profit First).

Cụ thể, tôi kêu gọi các Anh Chị khi điều hành doanh nghiệp, hãy thực hiện công thức sau:
GIÁ BÁN – LỢI NHUẬN = CHI PHÍ

– Giá bán do thị trường đã quyết định. Chúng ta là nhà sản xuất kinh doanh không thể muốn ấn định giá nào cũng được phải không Bạn?

– Lợi Nhuận, người chủ quyết định, ưu tiên ấn định lợi nhuận trước (giống như tiết kiệm trước).

– Chi phí là phần còn lại, mọi bộ phận trong công ty chỉ còn hoạt động trong mức chi phí đó thôi (đương nhiên không hy sinh chất lượng, vì chất lượng thấp hơn đối thủ chính, thì miễn bàn). Điều này đúng với nguyên tắc có nhiều thì xài nhiều và ngược lại có ít thì xài ít.

Như vậy, là Chủ doanh nghiệp, Anh Chị ưu tiên ấn định lợi nhuận trước và thực hiện cải tiến liên tục cắt giảm CHI PHÍ LÃNG PHÍ để hoạt động trong mức chi phí có giới hạn.

Chúng ta đều biết, “cắt giảm 1 đồng CHI PHÍ LÃNG PHÍ, sẽ chuyển hóa ngay thành 1 đồng lợi nhuận”, tạo tiền mặt ngay cho doanh nghiệp. Tiền mặt là vua phải không Anh Chị?

TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG TẠO THÊM TIỀN NGAY BÂY GIỜ?

Nhân dịp kỷ niệm 19 năm thành lập Công ty Tư Vấn Trần Đình Cửu, Tôi thân tặng Anh Chị CÁCH THỨC TẠO TIỀN NGAY CHO DOANH NGHIỆP, thông qua chương trình đặc biệt (không tính phí):
“CẢI TIẾN HIỆN TRƯỜNG – CẮT GIẢM CHI PHÍ”

I/ Nội dung: Cắt giảm lãng phí 13 lĩnh vực hoạt động
1. Cắt giảm các lãng phí từ hoạt động của Ban lãnh đạo
2. Cắt giảm các lãng phí từ hoạt động của Marketing
3. Cắt giảm các lãng phí từ hoạt động của Thiết kế
4. Cắt giảm các lãng phí từ hoạt động của Mua hàng
5. Cắt giảm các lãng phí từ hoạt động của Sản xuất
6. Cắt giảm các lãng phí từ hoạt động của Nhân sự
7. Cắt giảm các lãng phí từ hoạt động của Kế toán
8. Cắt giảm các lãng phí từ hoạt động của Logistic
9. Cắt giảm các lãng phí từ hoạt động của QC
10. Cắt giảm các lãng phí từ hoạt động của Bảo trì
11. Cắt giảm các lãng phí từ hoạt động của Giao hàng
12. Cắt giảm các lãng phí từ hoạt động của Chăm sóc khách hàng
13. Cắt giảm các lãng phí từ hoạt động của Kế hoạch.

II/ Thời gian: 8h – 17h, ngày thứ bảy 18/7.
III/ Kinh phí: 2.500.000đ/ 1 học viên (thân tặng không tính phí).
IV/ Đối tượng: CEO, Chủ doanh nghiệp SME (Đây là Người quyết định ưu tiên ấn định lợi nhuận trước)
V/ Giảng viên: MBA Trần Đình Cửu, 26 năm kinh nghiệm tư vấn quản trị doanh nghiệp, đã tư vấn 972 Doanh nghiệp.
VI/ Địa chỉ: 165 đường Bàu Cát 1, P12, Q. Tân Bình, TPHCM (Văn phòng Công ty Tư Vấn Trần Đình Cửu)
VII/ Đăng ký: Số lượng 30 người, ưu tiên người đăng ký trước.
– Anh Chị đăng ký tại link: https://tinyurl.com/yaxnjmnv
– Hoặc cmt Tên + số điện thoại chúng tôi sẽ liên hệ giữ chỗ cho bạn.
– Hotline: 093.143.6471 (Ms Hồng)

Trân trọng kính chào!
Trần Đình Cửu.