Trong 6 tháng đầu năm 2018, Thanh tra Bộ Y tế đã kiểm tra 351.128 cơ sở, phát hiện 68.362 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP) trên cả nước. Nguyên nhân xử phạt đều tập trung vào các cơ sở thiếu dụng cụ, trang thiết bị, điều kiện vệ sinh kém, vi phạm về con người.
Theo Nghị định 15/2018/NĐ – CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm cũng đang phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng dữ liệu quốc gia về ATTP, cố gắng hoàn thành sớm nhất. Dữ liệu này chứa tất cả thông tin về cơ sở sản xuất thực phẩm trong nước, tất cả sản phẩm đã công bố, cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận trên địa bàn, để người dân biết, theo dõi và lựa chọn sản phẩm.
Theo kế hoạch 315 về việc triển khai công tác hậu kiểm ATTP năm 2018, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương và UBND cấp tỉnh cần xây dựng kế hoạch hậu kiểm bảo đảm mục tiêu 100% sản phẩm lưu thông trên thị trường phải được kiểm tra, giám sát ít nhất 1 lần/năm về công bố sản phẩm và chỉ tiêu an toàn.
Có thể nói vấn đề ATTP là uy tín và sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp thực phẩm.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn còn tìm hoặc chưa tìm hiểu thấu đáo hay chưa cập nhật các quy định, dẫn đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Điều này gây tổn thất đến uy tín xuất khẩu của doanh nghiệp và hình ảnh Việt Nam.
Tại Thái Lan, rất nhiều các doanh nghiệp thực phẩm: nước mắm, thức ăn chăn nuôi, nông sản, thủy hải sản… dù ở bất cứ quy mô lớn hay nhỏ thì khi bắt đầu vào khởi nghiệp họ luôn chú trọng vào việc áp dụng các tiêu chuẩn về ATTP. Chính từ điều đó đã giúp nhiều doanh nghiệp Thái đi từ doanh nghiệp nhỏ và trở thành công ty lớn tầm cỡ khu vực. Họ thậm chí còn sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng là thế mạnh Việt Nam như nước mắm, phở…
Làm thế nào để cạnh tranh, tăng uy tín doanh nghiệp và tạo lợi nhuận bền vững. CHÌA KHÓA chính là áp dụng tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm một cách nghiêm túc, hiệu quả như: HACCP, ISO 22000, BRC, FSSC…
Theo thống kê của chúng tôi thì hơn 80% doanh nghiệp khi thực hiện các tiêu chuẩn trên thì phần tốn nhiều chi phí và thời gian nhất là xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị (tạm gọi là phần cứng), đủ điều kiện sản xuất, điều kiện tiên quyết của tiêu chuẩn. Việc xây dựng phần cứng nếu không cẩn thận sẽ dẫn tới tốn nhiều chi phí nhưng lại không đáp ứng đủ điều kiện của các tiêu chuẩn trên.
Công ty TNHH Tư vấn Trần Đình Cửu trân trọng kính mời Quý vị tham dự chương trình:
Khóa học: Cập nhật ISO 22000:2018
Tổ chức tại: 163A – 165 Bàu Cát 1 – P12 – Q. Tân Bình.
Thời gian: 8h – 17h ngày 18/08/2018.
Học phí: 1 triệu/ học viên. Thông tin chuyển khoản: Tên Tài Khoản: Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu. – Số TK : 10887839 tại ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), CN Tân Bình, TPHCM.
Thông tin liên hệ: Mr Hà – 0909839982 – Ms Hồng 0931436471