THIẾT LẬP MỤC TIÊU: CHÌA KHÓA QUAN TRỌNG ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THÀNH CÔNG BỀN VỮNG

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, việc đạt được thành công không chỉ là một ước mơ mơ hồ mà là một cuộc hành trình đòi hỏi sự xác định rõ ràng và hướng dẫn thông minh. Trong bối cảnh đó, thiết lập mục tiêu đã trở thành chìa khóa quan trọng để đạt được thành công bền vững trong hoạt động kinh doanh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu và chia sẻ những chiến lược để tạo ra những mục tiêu liên kết và hiệu quả.

Thiết lập mục tiêu thông minh: Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy xác định mục tiêu của bạn một cách cụ thể và có thể đo lường được. Sử dụng phương pháp SMART – Cụ thể (Specific), Có thể đo lường (Measurable), Đạt được (Achievable), Phù hợp (Relevant) và Có thời hạn (Time-bound) để định nghĩa mục tiêu. Bằng cách này, bạn sẽ có mục tiêu rõ ràng và hiểu rõ những bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó.

Liên kết với mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp: Để đảm bảo tính liên kết và sự nhất quán, hãy tạo ra mối liên kết giữa các mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Mục tiêu cá nhân của từng thành viên nên tương thích với mục tiêu chung của tổ chức. Điều này đảm bảo rằng mọi nỗ lực đều hướng về cùng một mục tiêu và đóng góp vào sự phát triển toàn diện của công ty.

Chia nhỏ mục tiêu: Để duy trì động lực và đo lường tiến độ, hãy phân chia những công việc lớn thành những bước nhỏ hơn và thiết lập mục tiêu ngắn hạn để đạt được mục tiêu chung. Bằng cách này, bạn có thể theo dõi tiến trình và điều chỉnh khi cần thiết, đồng thời duy trì sự tập trung và hướng dẫn trong quá trình làm việc.

Giao tiếp và cộng tác: Để đảm bảo tính liên kết và hiệu quả, giao tiếp và cộng tác là yếu tố không thể thiếu. Chia sẻ mục tiêu, tạo ra sự đồng thuận và khuyến khích việc chia sẻ thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự hợp tác và đóng góp của tất cả các thành viên.

Thiết lập mục tiêu là một yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong hoạt động kinh doanh. Bằng cách xác định mục tiêu cụ thể và có thể đo lường, liên kết chúng với mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp, thiết lập mục tiêu ngắn hạn và tạo ra một môi trường giao tiếp và cộng tác tích cực, chúng ta có thể tạo ra lối đi thành công cho doanh nghiệp của mình. Hãy đặt mục tiêu và hành động ngay bây giờ để đạt được thành công mà bạn mong muốn.

Phạm Xuân Tiến.

CEO KAIZEN CÁCH THIẾT LẬP MỤC TIÊU

“GỢI CHO NGƯỜI KHÁC Ý MUỐN
THỰC HIỆN ĐIỀU BẠN MUỐN HỌ LÀM”
Dale Carnegie

Một doanh nghiệp đã thành lập được 7 năm, có khoảng 80 nhân viên, Giám đốc thiết lập mục tiêu năm gồm 4 nhóm:

1. Mục tiêu về khách hàng.
2. Mục tiêu về sản phẩm, quá trình.
3. Mục tiêu về nguồn nhân lực.
4. Mục tiêu về tài chính.

Dựa trên bối cảnh của công ty, kết quả quá khứ, Giám đốc phân tích SWOT, đã xác định được những điều cần phải làm cho năm kế tiếp. Đồng thời, giám đốc cũng ước lượng được con số mục tiêu phải đạt là bao nhiêu. Sau đó, Giám đốc trao đổi với tới từng trưởng bộ phận để thiết lập mục tiêu mà bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện chính.

Bộ phận đầu tiên là nhân sự, Giám đốc hỏi Chị phụ trách:

– “Năm nay em xác định mục tiêu về tỉ lệ tuyển dụng thành công là bao nhiêu phần trăm?”.

Chị Nhân sự trả lời:

– “Năm nay em tính toán và đăng ký là 85%”.

Trong khi đó, tính toán của Giám đốc khoảng 70%. Nên ông ta cứ lắng nghe và hỏi chị nhân sự làm cách nào để đạt được mục tiêu 85%? Chị trình bày các cách cải tiến rất cụ thể và logic, Giám đốc chỉ bổ sung thêm một ít ý kiến và đồng ý với mục tiêu của chị đã đưa ra.

Bộ phận thứ hai là kinh doanh, gồm 4 người. Giám đốc hỏi trưởng phòng kinh doanh:

– “Năm nay em đăng ký tỉ lệ khách hàng mới là bao nhiêu phần trăm?”.

Trưởng phòng Kinh doanh trả lời:

– “Năm nay em đăng ký tỉ lệ này là 13%”.

Trong khi đó, tính toán của Giám đốc là 20%. Giám đốc đề nghị người phụ trách:

– “Nếu là 13% thì em phân bổ dùm anh cho 4 người, mỗi người là bao nhiêu?”

Sau khi trưởng phòng kinh doanh phân bổ xong, Giám đốc nhẹ nhàng đề nghị :

– “Vậy em có thể bổ sung thêm cho mỗi người một ít như thế này …được không?”.

Trưởng phòng Kinh doanh suy nghĩ, cân nhắc và điều chỉnh tăng thêm mỗi người một ít, cuối cùng tỉ lệ tăng lên là 18%. Giám đốc tiếp tục hỏi:

– “Vậy với tỉ lệ 18%, em sẽ làm thế nào để đạt được?”

Vì chính mình đã điều chỉnh lên 18%, nên Trưởng phòng Kinh doanh nói ngay cách cải tiến của mình. Và cứ thế, Giám đốc lần lượt trao đổi với các trưởng bộ phận khác việc thiết lập mục tiêu theo cách như thế.

Năm đó, các bộ phận rất cam kết, nỗ lực tìm mọi cách cải tiến, thực hiện kết quả vượt mong đợi so với mục tiêu đã thiết lập.

Thưa các bạn, khi các cấp quản lý trung gian tự đưa ra con số mục tiêu, thì chắc chắn họ sẽ biết cách làm, biết cách cải tiến và biết cách thiết lập kế hoạch hành động. Đồng thời, họ sẽ cam kết thực hiện.

Tôi kêu gọi các Anh Chị, khi thiết lập mục tiêu đừng bao giờ ấn định con số từ trên xuống. Các cấp quản lý trung gian sẽ cho rằng đó là con số của Sếp. Họ cảm thấy mình không tham dự trong việc thiết lập mục tiêu, họ không hình dung cách cải tiến, kế hoạch để thực hiện các mục tiêu bị ấn xuống này. Do vậy, Anh Chị nên trao đổi, biết lắng nghe họ và sử dụng cách khơi gợi người khác thực hiện điều mình muốn họ làm về mục tiêu.

Đây chính là nguyên tắc số 3 của Dale Carnegie: “ Gợi cho người khác ý muốn thực hiện điều bạn muốn họ làm”

Chúc các bạn thành công và phát triển.

Trần Đình Cửu,

Làm thế nào để chuyển đổi số nhanh & hiệu quả: Xem tại đây