LUÔN LUÔN CÓ GIẢI PHÁP TRONG MỌI VẤN ĐỀ

Trên facebook một học viên rất yêu quý của tôi là Anh Tấn Ngoan có chia sẻ một câu chuyện.

Vào tháng 01/1935, Một phiên tòa rất đặc biệt xảy ra trong đêm lạnh giá ở Thành phố New York để xét xử một bà cụ 60 tuổi về tội ăn cắp một ổ bánh mì. Vị quan tòa là Thị trưởng của Thành phố tên là Fiorello LaGuardia.

Vị quan tòa: – Bà cụ, có phải chính bà là người ăn cắp ổ bánh mì không?

Bà cụ khẳng định: – Đúng, chính tôi.

Vị quan tòa: – Tại sao bà lại ăn cắp?

Bà cụ: – Bởi vì tôi rất đói, nhưng nếu chỉ mình tôi đói thì tôi đã không ăn cắp. Chồng con gái tôi đã bỏ đi, nó để lại vợ đã bị ốm liệt giường và 2 đứa cháu. Chúng nó rất đói nên tôi đã ăn cắp để cứu sống chúng.

Lúc này trong phòng xử án, mọi người bắt đầu bàn tán.

Ông quan tòa thở dài, sau đó phán: – Tất cả mọi người đều bị xử phạt theo đúng luật pháp, vì luật pháp là công bằng không ngoại lệ bất cứ ai. Vậy bị cáo hãy chú ý và lựa chọn một trong hai lựa chọn:
+ Một là bà ở tù 10 ngày
+ Hai là bà nộp phạt 10 USD

Sau khi nghe xong, bà cụ trả lời: – Tôi không muốn ở tù và nếu tôi có 10 USD thì tôi không phải đi ăn cắp như thế. Vì vậy tôi sẽ chọn ở tù 10 ngày.

Đúng lúc đó bà cụ cũng tỏ vẻ rất lo lắng cho đứa con gái liệt giường và 2 đứa cháu ngoại không có ai chăm sóc. Ông quan tòa nhìn và lặng thinh, rồi tự bỏ 10 USD vào chiếc mũ đang lật ngửa của ông ta và phán: – Đây là 10 USD của bị cáo cáo nộp và bà được tự do.

Đồng thời, quan tòa nhìn tất cả mọi người trong phòng xử án và nói: – Tất cả mọi người ngồi đây, mỗi người đều phải nộp phạt 50 xu, vì tội đã thờ ơ, hờ hững không hỗ trợ cho bà cụ nghèo này, để bà phải đi ăn cắp ổ bánh mì giúp cho các cháu không bị đói.

Cả phòng xử án lúc này im phăng phắc, tất cả đều đứng dậy và lấy ra 50 xu để nộp phạt. Ngày hôm sau, báo chí ở New York đã nói rất nhiều về việc xử án kỳ lạ này. Số tiền nộp phạt về tội thờ ơ lên tới 47 đô la kể cả chủ lò bánh mì và cảnh sát đều tham gia nộp tiền.

Đây là một câu chuyện rất nhân văn, vị quan tòa xử phạt rất đúng luật và rất tình người.

Thưa các bạn, vị quan tòa Fiorello LaGuardia chính là người dẫn dắt New York vượt qua đại khủng hoảng vào năm 1935.

Ngoài câu chuyện rất tình người và nhân văn đó, tôi muốn chia sẻ đến các bạn ở trong doanh nghiệp, khi rơi vào tình thế tính thoái lưỡng nan, các bạn đừng lo lắng vì luôn luôn có giải pháp cho mọi vấn đề mà vẫn đảm bảo đúng luật, đúng nhân văn và có tình người.

Các bạn hãy nhớ nhé.

Trần Đình Cửu

Mời các bạn đọc thêm bài tại đường link:
http://trandinhcuu.com/doc-chieu-canh-tranh-de-thanh-cong/

ĐỘC CHIÊU CẠNH TRANH ĐỂ THÀNH CÔNG

Trong 26 năm thực hiện tư vấn, mỗi khi trao đổi với các doanh nghiệp đã thành lập trên 5 năm, tôi thường đặt câu hỏi:

“Điều gì đã giúp cho khách hàng lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của anh chị chứ không phải của đối thủ cạnh tranh?”.

Câu hỏi này nhằm nhận biết lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ. Đấy cũng chính là lợi ích khác biệt mà khách hàng nhận được và còn gọi là năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.

Thưa các bạn, các câu trả lời tôi nhận được từ CEO và các cấp quản lý trung gian thường là không giống nhau về lợi thế cạnh tranh. Có nghĩa là, ngay trong doanh nghiệp, mọi người cũng chưa thống nhất được lợi thế cạnh tranh của mình.

Điều này dẫn đến các hệ lụy:

  1. Trong hoạt động hằng ngày, khi các lãnh đạo đưa ra các quyết định, các đầu tư thì mỗi người sẽ tập trung vào các yếu tố lợi thế cạnh tranh khác nhau, dẫn đến lãng phí nguồn lực rất lớn.
  2. Doanh nghiệp không tạo ra yếu tố lợi thế khác biệt thống nhất trong mắt khách hàng.
  3. Với hai yếu tố trên, tất yếu doanh nghiệp không phát triển và lớn mạnh được.

Thấu hiểu điều này, trong nhiều năm tôi đã nghiên cứu làm cách nào giúp doanh nghiệp xác định & thiết lập được lợi thế cạnh tranh hoặc năng lực cốt lõi thống nhất để tập trung phát triển.

Tôi đã tìm hiểu IKEA, một công ty phát triển bền vững từ rất nhỏ trở thành tập đoàn lớn. Tôi đã đọc được tài liệu của bà Joan Magretta, một trong những trợ lý của Michael Porter (tác giả về Mô hình 05 lực lượng cạnh tranh).

Bà đã nghiên cứu rất kỹ về IKEA và đã nhận diện những lợi thế cạnh tranh (năng lực cốt lõi) của IKEA. Bà đã thiết lập bản đồ cạnh tranh thành công của IKEA so với đối thủ, gồm các nội dung sau: (xem hình mình họa kèm theo)

Hình minh họa: Bản đồ mô hình cạnh tranh thành công của IKEA

A. Lợi thế cạnh tranh/ năng lực cốt lõi của IKEA: (3 yếu tố)
1. Thiết kế khác biệt phong cách của IKEA
2. Giá thấp
3. Dùng ngay

B. Các chuỗi hoạt động chính tạo ra 3 lợi thế cạnh tranh/ năng lực cốt lõi nêu trên:
1. Xây dựng Cửa hàng lớn
2. Chuỗi cung ứng toàn cầu
3. Thiết kế.

Mỗi hoạt động chính này đều có những điểm kiểm soát rất độc đáo, tác động đến 1 trong 3 lợi thế cạnh tranh nêu ở mục A. Ví dụ minh họa:

Đối với thiết kế:

  • Thiết kế vật liệu rẻ, thiết kế theo module, thiết kế đóng gói dẹt, giúp cho chi phí thấp, tác động đến yếu tố lợi thế cạnh tranh GIÁ THẤP.
  • Thiết kế module tác động đến lợi thế cạnh tranh THIẾT KẾ KHÁC BIỆT PHONG CÁCH IKEA & DÙNG NGAY vì tiện lợi cho khách hàng.

Đối với Chuỗi cung ứng toàn cầu:

  • Họ đặt hàng sản xuất số lượng lớn, tác động đến lợi thế cạnh tranh GIÁ THẤP.
  • Hỗ trợ nhà cung cấp quản lý chất lượng, tiến độ, giảm chi phí, tác động đến GIÁ THẤP.

Đối với Xây dựng cửa hàng lớn:

  • Cửa hàng đặt tại vùng ngoại ô, bãi đậu xe lớn, khách hàng đậu xe thoải mái. Giá thuê đất thấp, tác động đến GIÁ THẤP.
  • Cửa hàng rất lớn, trưng bày đầy đủ các thiết kế, khách hàng trải nghiệm toàn bộ, mua nhiều, doanh thu tăng làm cho chi phí thấp, tác động đến GIÁ THẤP.
  • Hàng trưng bày, có tem nhãn đầy đủ thông tin quy cách, màu sắc, giá cả. Khách hàng không cần phải hỏi nhân viên. Khách tự lấy hàng, tự thanh toán, tự mang về nhà lắp ráp. IKEA chỉ cần rất ít nhân viên phục vụ, làm cho chi phí thấp, tác động đến lợi thế cạnh tranh GIÁ THẤP.

Tóm lại bí quyết thành công của IKEA được thể hiện trong bản đồ cạnh tranh gồm:

  1. Các yếu tố lợi thế cạnh tranh/ năng lực cốt lõi: THIẾT KẾ KHÁC BIỆT PHONG CÁCH IKEA –  GIÁ THẤP – DÙNG NGAY
  2. Các hoạt động chính yếu tạo ra lợi thế cạnh tranh: Xây dựng Cửa hàng lớn, Chuỗi cung ứng toàn cầu, Thiết kế.
  3. Các điểm kiểm soát của từng hoạt động chính yếu cần phải được tuân thủ thành hệ thống.

Dựa vào kinh nghiệm của mình và phối hợp với kết quả nghiên cứu IKEA, tôi đã ứng dụng vào nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng BẢN ĐỒ CẠNH TRANH THÀNH CÔNG để phát triển bền vững.

Tôi kêu gọi các bạn hãy thiết lập BẢN ĐỒ CẠNH TRANH THÀNH CÔNG để tập trung phát triển công ty.

Các bạn không phải lo lắng về việc cách thức xây dựng vì tôi đã thiết kế một chương trình rất đặc biệt:

“XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CẠNH TRANH THÀNH CÔNG”

Tôi sẽ hướng dẫn các bạn thực hành:

  1. Các kỹ thuật kaizen tạo ra sự khác biệt, độc đáo trong sản phẩm/ dịch vụ
  2. Xác định các NĂNG LỰC CỐT LÕI
  3. Xác định các GIÁ TRỊ CỐT LÕI
  4. Xây dựng BẢN ĐỒ CẠNH TRANH THÀNH CÔNG tương tự IKEA, nhưng phù hợp với bối cảnh của công ty.
  5. Thiết lập SỨ MỆNH & TẦM NHÌN.

Thời gian: ngày 23/04/2022 (thứ bảy), từ 8g30-17g00.

Hình thức đào tạo: online qua Zoom.

Phí đào tạo:
2.000.000đ / 1 học viên. Ưu đãi chỉ còn 1.000.000đ/ 1 học viên
Hoặc 10.000.000đ/ Công ty, số lượng không quá 20 học viên / 1 Công ty

Quà tặng: Sau khi kết thúc ngày học, tôi sẽ coaching 03 lần x 2 giờ/1 lần  x 250 USD/1 giờ = 1.500 USD (tương đương 34.000.000đ, TẶNG MIỄN PHÍ), nhằm giúp các bạn xây dựng BẢN ĐỒ CẠNH TRANH THÀNH CÔNG của công ty

Anh Chị đăng ký theo link: https://forms.gle/dg22uRczeHBjcxob7
Hoặc liên hệ Ms Hồng: 090 983 9982

Trân trọng
Trần Đình Cửu

KINH DOANH LẤY CHỮ “TÍN” LÀM TRỌNG

Cách đây hơn 10 năm, tôi nghe một cấp quản lý nói rằng “Nếu muốn đi tìm thông tin bí mật của đối thủ thì hãy bới trong thùng rác của đối thủ”.

Tôi rất ngạc nhiên và hỏi tại sao?

Anh ta nói: “Bởi trong thùng rác sẽ chứa rất nhiều những thứ vứt ra và nó sẽ thể hiện đầy đủ những bí mật của Công ty đó”.

Tôi nghe cũng thấy logic, nhưng cứ thắc mắc chiêu này xuất phát từ đâu và  cố gắng tìm hiểu.

Sau này, tôi phát hiện ra câu chuyện này xảy ra vào khoảng thập niên 2000 ở Công ty Procter & Gamble (P&G). Ba nhân viên của công ty này đã tự thuê thám tử tư, lục lọi thùng rác của Unilever và họ đã tìm thấy được các thông tin rất mật liên quan đến sản phẩm dưỡng da. Họ đã tổng hợp lại và trình cho Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị là ông John Pepper. Họ mừng thầm trong lòng vì nghĩ rằng chắc chắn họ sẽ được thưởng.

Sau khi đọc được tài liệu đó, John Pepper lập tức sa thải ba nhân viên này. Đồng thời, ông đã gọi điện thoại Chủ tịch Unilever, thông báo rõ về thông tin mật được lấy ra từ thùng rác và xin lỗi. Ông đã trả lại toàn bộ tài liệu đó và cam kết với Unilever là không sử dụng thông tin này. Mặt khác, ông đã chi trả cho Unilever 10 triệu USD. Vì trước đó, P&G và Unilever có thỏa ước cạnh tranh lành mạnh, không ăn cắp thông tin mật của nhau, nếu vi phạm sẽ đền bù 10 triệu USD.

Thưa các bạn, ông John Pepper rất giữ chữ tín và sự cam kết. Đó là một trong những thế mạnh để P&G phát triển rất mạnh mẽ trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt.

Tôi kêu gọi chúng ta hãy cùng nhau học tập, luôn giữ chữ tín làm trọng trong kinh doanh, thực hiện đúng đạo đức và giữ chữ tín. Khi tuân thủ đúng các điều đó, sẽ kích thích chúng ta thực hiện kaizen thực sự để cạnh tranh, không đi theo con đường gian dối và vô đạo đức.

Chúc các bạn thành công và phát triển!

Trần Đình Cửu.

MUỐN KAIZEN THÀNH CÔNG, GIẢI PHÁP PHẢI CỤ THỂ

Xin chào các Anh Chị.

Một Công ty vừa và nhỏ, Giám đốc quản lý trực tiếp đội sale 29 người, có 3 người không bao giờ báo cáo đúng hạn. Giám đốc không hài lòng, vì không có báo cáo, ông ta không thể nào ra các quyết định nhanh trong tháng được. Cứ mỗi lần nhắc thì mới có được báo cáo. Ông ta nói với tôi:

– Không lẽ cứ phải nhắc suốt như thế, vậy Anh Cửu có cách nào không? Tôi kêu gọi họ hãy ý thức, hãy chủ động báo cáo theo đúng quy định, nhưng chỉ được vài lần, mọi việc vẫn như cũ. Trong khi 26 người còn lại chỉ cần nói 1 lần thôi, họ thực hiện rất tốt.

Tôi kể cho vị Giám đốc một câu chuyện:

– Kênh truyền hình VTV1 đã chiếu 1 đoạn phim. Một xe container chạy đến ngã tư (lúc đó đường đông), dừng đèn đỏ. Tức thì, có rất nhiều người chạy xe máy chui qua gầm xe container, để rẽ sang đường khác, nhằm tránh bị kẹt đường. Bình luận viên đã nói, đây là một hành động không có ý thức, người chạy xe máy xem thường mạng sống của chính mình và kêu gọi mọi người hãy ý thức tuân thủ luật pháp khi tham gia giao thông.

Thưa các bạn, chuyện kêu gọi mọi người tham gia giao thông phải ý thức tuân thủ pháp luật và bảo vệ tính mạng của mình và người khác là hoàn toàn đúng, nhưng rất tiếc, không thấm vào đâu cả, vì có 1 số người vẫn cứ chui qua gầm container. Tôi hỏi vị Giám đốc:

– Vậy theo anh có cách nào để người chạy xe máy không thể chui qua gầm xe container được không?

Chưa đầy 30 giây, vị Giám đốc trả lời:

– Rất đơn giản, yêu cầu tất cả các xe container phải có hàng rào thép ở hai bên hông dưới sàn xe, thì người đi xe máy không có “cơ hội” chui được nữa.

Tôi mừng quá, liền nói:

– Đúng rồi, rất chính xác. Anh hãy áp dụng cách thức như vậy vào tình huống của mình. Anh không nên chỉ kêu gọi hãy ý thức, hãy chủ động, hãy cố gắng… Điều quan trọng là phải có “giải pháp cụ thể”.

Sau đó, vị Giám đốc bắt đầu cải tiến lại. Khi nhân viên không báo cáo đúng hạn, nói với anh ta: “Dạ lỗi tại em! Em sẽ cố gắng, em sẽ ý thức, em sẽ tập trung ,  …”.

Giám đốc liền hỏi:

– Vậy em cố gắng, ý thức, tập trung bằng giải pháp như thế nào?.

Sau một vài giải pháp đưa ra, thực hiện không thành công, họ tiếp tục cải tiến giải pháp khác. Cuối cùng họ đã đạt được kết quả rất tuyệt vời, với giải pháp thiết kế biểu mẫu mới dễ nhập số liệu và chế độ nhắn tin tự động nhắc báo cáo. Giám đốc đã nhận được báo cáo đầy đủ và kịp thời.

Tôi kêu gọi các bạn, khi thực hiện Kaizen, những điều liên quan đến ý thức, nỗ lực, cố gắng, tập trung, chăm chỉ ….. là đúng, nhưng chưa đủ để giải quyết thành công các vấn đề không phù hợp.

Chỉ khi nào chúng ta đưa ra “giải pháp cụ thể”, nếu thực hiện chưa đạt, tiếp tục cải tiến giải pháp khác, đến khi thành công thì tiêu chuẩn hóa giải pháp đó để duy trì sự thành công.

Chúc các bạn Kaizen tiến bộ!

Trần Đình Cửu.

Làm thế nào để chuyển đổi số nhanh & hiệu quả: Xem tại đây

ĐỪNG TRỞ THÀNH NẠN NHÂN – LUÔN CÓ GIẢI PHÁP KAIZEN CHO MỌI VẤN ĐỀ

Xin chào các Anh Chị.

Mỗi năm, vị giám đốc công ty phần mềm gặp tôi một lần để coaching các mục tiêu cần thực hiện cho năm kế tiếp. Đã 6 năm, lần nào gặp, ngoài các mục tiêu, Anh ấy đều phàn nàn rất nhiều về vị trưởng phòng A.

Anh Giám đốc nói rằng:

– Trưởng phòng A là người không tích cực, không chủ động trong công việc.

Tôi rất thắc mắc và hỏi lại anh Giám đốc:

– Anh đã nói với tôi chuyện này 6 năm rồi. Anh rất đau đầu về trưởng phòng A. Tôi hỏi thiệt nhé! Tại sao Anh không sa thải trưởng phòng A cho nhẹ đầu?

Anh Giám đốc chia sẻ:

– Thật ra A là người có năng lực làm việc, nhưng anh ta không chủ động, không tích cực, làm cho đội nhóm không nhiệt huyết, không tận tâm thôi. Anh ta giỏi chuyên môn, nên tôi vẫn giữ.

Suy nghĩ 1 lúc, Tôi từ từ nói:

– Anh đừng buồn tôi nhé. Tự nhiên, anh lại biến mình trở thành nạn nhân của vấn đề. Anh đã chấp nhận sử dụng, thì hãy dừng kêu ca và phàn nàn. Anh hãy dành thời gian phân tích và đưa ra giải pháp cải tiến để hướng dẫn A chủ động và tích cực hơn.

Câu chuyện thứ hai tôi chia sẻ về Công ty Bao Bì Nhựa. Chị Tổng Giám đốc nói với tôi như thế này:

– Hiện nay công ty có cơ hội phát triển rất tốt, nhưng đang gặp vấn đề ở Chị trưởng phòng nhân sự. Đã 8 năm nay, chị rất tích cực và được giao thêm nhiều việc. Chị vừa phụ trách nhân sự, kiêm kế hoạch, điều hành sản xuất và kiêm luôn điều hành nhóm sale. Hiện nay Chị ấy bị quá tải, ngày nào cũng làm việc đến 9 giờ đêm. Tôi tuyển thêm người để hỗ trợ, nhưng người mới không ai trụ được 1 tháng. Người nào Chị ấy cũng chê, không ai làm việc với chị ấy được. Chỗ của chị công việc bị nghẽn, bị thắt cổ chai.

Tôi hỏi Tổng Giám đốc:

– Vậy có ai trong công ty có thể thay thế vị trí này không?

Tổng Giám đốc nói:

– Không có, chị này giỏi lắm, rất trung thành, không ai thay thế được cả.

Tôi trao đổi chân tình với Tổng Giám đốc:

– Chị hãy suy nghĩ thật kỹ, hãy tưởng tượng một ngày nào đó chị trưởng phòng này không thể làm việc tại Công ty được nữa, thì Công ty có bị nguy hiểm, suy sụp và phá sản ngay không?

Tổng Giám đốc lặng thinh, suy nghĩ một lúc và trả lời chắc chắn:

– Đương nhiên, không nguy hiểm.

Tôi hỏi thêm:

– Vậy giải pháp như thế nào?

Tổng Giám đốc chia sẻ:

– Em sẽ là người làm thay công việc của chị ấy. Trong thời gian từ 3 – 6 tháng làm thay, em sẽ tuyển thêm những người khác phù hợp để chia sẻ công việc và không để bị thắt cổ chai nữa.

Tôi trả lời:

– Chính Chị đã đưa ra giải pháp rồi đó. Vậy chị hãy thu hồi 1 số công việc và làm thay để giảm tải cho chị ấy. Sau đó, chị hãy tuyển thêm những người khác phù hợp, chuyển giao công việc lại cho họ, giải quyết vấn đề thắt cổ chai.

Thời gian sau, mọi việc đã được giải quyết rất tốt.

Tôi kêu gọi các Anh Chị là Lãnh đạo, CEO hay là quản lý, hãy dừng ngay việc biến mình trở thành nạn nhân của vấn đề. Khi chúng ta đã chấp nhận sử dụng hãy đưa ra giải pháp cải tiến phù hợp với bối cảnh đó. Còn khi ta không chấp nhận sử dụng thì chúng ta vẫn có giải pháp để giải quyết.

“LUÔN LUÔN CÓ GIẢI PHÁP CHO MỌI VẤN ĐỀ”.

Chúc các bạn áp dụng thành công!

Trần Đình Cửu.

Làm thế nào để chuyển đổi số nhanh & hiệu quả: Xem tại đây

KAIZEN THIẾT LẬP MỤC TIÊU DỰA TRÊN BỐI CẢNH CỦA DOANH NGHIỆP

Một số CEO hỏi tôi:

(1) Nên thiết lập mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn, thời gian bao lâu là hợp lý?

(2) Khi phân bổ mục tiêu theo thời gian, thì phân bổ đều hay không đều?

(3) Doanh nghiệp vừa và nhỏ khi thiết lập mục tiêu/ kế hoạch cho năm kế tiếp cần quan tâm những yếu tố gì?.

Thưa các bạn, tất cả những câu hỏi trên hoàn toàn phải dựa trên bối cảnh thực tế của từng doanh nghiệp. Bối cảnh bao gồm các yếu tố bên trong doanh nghiệp như: con người, sản phẩm, vật liệu, máy móc, công nghệ, phương pháp, đo lường giám sát…. và các yếu tố bên ngoài như: khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối thủ, luật pháp, ……

Đối với câu hỏi (1), khi thiết lập mục tiêu, ít nhất chúng ta thiết lập mục tiêu tháng, quý và năm. Chúng ta đánh giá kết quả hàng tháng so với mục tiêu tháng để xác định lương, thưởng và phúc lợi. Mỗi quý, chúng ta tổng hợp đánh giá kết quả quý so với mục tiêu quý nhằm xác định những điều cần cải tiến cho quý kế tiếp. Tương tự năm cũng thế. Ngoài ra, nếu có thể, Anh Chị nên thiết lập mục tiêu/ kế hoạch với thời gian ngắn hơn như tuần, ngày và thậm chí theo giờ dựa trên đặc thù của doanh nghiệp mình. Thời gian càng ngắn, chúng ta càng dễ dàng kiểm tra phát hiện sớm kết quả không đạt để điều chỉnh và cải tiến nhanh. Ông bà mình có câu “Sai một li đi một dặm”, do đó phát hiện vấn đề sớm thì điều chỉnh sớm, tính thực thi cao.

Đối với câu hỏi (2), khi phân bổ mục tiêu theo thời gian, việc phân bổ đều hay không đều là do tính thời vụ, đặc thù sản xuất kinh doanh của từng Công ty. Ngoài ra với mục tiêu/ kế hoạch theo giờ, ví dụ: những giờ đầu ca, máy chạy chưa ổn thì đặt mục tiêu số lượng sản phẩm sẽ ít, đến khi máy chạy ổn thì mục tiêu về số lượng sẽ được tăng lên. Càng cuối ca, mục tiêu số lượng sản phẩm càng ít, nhằm phòng ngừa những rủi ro không đạt thì dễ phản ứng khắc phục kịp thời.

Đối với câu hỏi (3), doanh nghiệp vừa và nhỏ khi thiết lập mục tiêu/ kế hoạch cho năm kế tiếp, chúng ta hãy lập mục tiêu cho bộ phận bán hàng và marketing trước, sau đó đến mua hàng, thiết kế, sản xuất, nguồn nhân lực, rồi đến nguồn tiền …

Tất cả các mục tiêu/ kế hoạch năm, quý, tháng, tuần, ngày, giờ chính là chữ “Plan – kế hoạch” trong PDCA.

– P (Plan): mục tiêu/ kế hoạch chúng ta lập ra.

– D (Do): thực hiện, khi “DO” hãy hướng dẫn nhân viên cách thức thực hiện và phải cung cấp đầy đủ nguồn lực. Trong và sau khi thực hiện, phải “check”.

– C (Check): kiểm tra, việc “check” nhằm mục đích kịp thời phát hiện những gì sai hỏng, những gì không đúng kế hoạch, những gì không đồng bộ. Từ đó chúng ta thực hiện hành động điều chỉnh và cải tiến (A – action)

Chú ý, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ hay gặp hiện tượng “không đồng bộ” giữa các kế hoạch. Ví dụ, chiến dịch “Marketing” đã chạy trước, nhưng “Bán hàng” chưa theo kịp, hoặc “Marketing và Bán hàng” đã vận hành đồng bộ, nhưng “Sản xuất” chưa theo kịp. Do đó, nếu ta “check” kịp thời, phát hiện sớm thì dễ dàng điều chỉnh, dẫn đến khả năng thực thi kế hoạch mục tiêu thành công rất cao.

Chúc các bạn áp dụng thành công và phát triển.

Trần Đình Cửu.

Làm thế nào để chuyển đổi số nhanh & hiệu quả: Xem tại đây

DOANH NGHIỆP SME TẬP TRUNG KAIZEN 3 YẾU TỐ

Xin chào các Anh Chị.

Anh Chị đã thành lập và vận hành Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên 5 năm. Tôi khẳng định Anh Chị là những người rất giỏi. Bởi vì Anh Chị đã đầu tư nguồn lực, tiền bạc, thời gian để tạo ra sản phẩm/ dịch vụ đem lại giá trị cho khách hàng, tạo ra lợi nhuận, công ăn việc làm cho rất nhiều người và đóng góp cho xã hội. Vận hành doanh nghiệp là những công việc đầy thách thức và mạo hiểm.

Vậy làm thế nào để Doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm bớt rủi ro trong quá trình mạo hiểm? Anh Chị hãy kaizen 3 yếu tố sau đây:

  • Yếu tố 1:

Hãy thực hiện kaizen 1% mỗi ngày, cung cấp sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng vượt trội nhu cầu của khách hàng. Nhu cầu của khách hàng bao gồm 3 khía cạnh:

(1) Chức năng của sản phẩm/ dịch vụ: Giải quyết vấn đề của khách hàng

(2) Cảm xúc về sản phẩm/ dịch vụ:  Làm cho khách hàng thích vì sản phẩm/ dịch vụ lôi cuốn, hấp dẫn khách hàng.

(3) Xã hội: Khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ khách hàng cảm thấy được thể hiện.

Ví dụ, vừa qua tại TPHCM nổi lên sự mâu thuẫn bánh mì Huynh Hoa, hai người chủ đã hợp tác với nhau và tạo được thương hiệu trên thị trường. Ở đây, tôi không nói về vấn đề mâu thuẫn, mà tôi chỉ nói đến sản phẩm/ dịch vụ của họ như sau:

– Về chức năng: đáp ứng vượt trội mong đợi của khách hàng (nhiều thịt).

– Về cảm xúc: mùi vị hấp dẫn, màu bánh đẹp và lôi cuốn.

– Về xã hội: Giá bánh mì rất cao, nhưng khách hàng vẫn mua, chứng tỏ mình là người sành điệu. Nếu có ai hỏi về bánh mì đó, người mua thể hiện đã từng biết và thưởng thức bánh mì này.

Tất cả chính là sự khác biệt của sản phẩm/ dịch vụ, là năng lực cốt lõi của tổ chức.

  • Yếu tố 2:

Đảm bảo thu được tiền. Nói đơn giản, kinh doanh là thu được tiền, mà muốn thu được tiền thì Anh Chị phải định giá và phương thức thanh toán phù hợp. Nếu ở yếu tố 1, Anh Chị tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm/ dịch vụ khiến khách hàng thích, tin tưởng và cần sản phẩm/ dịch vụ đó, thì việc thanh toán rất thuận tiện. Anh chị dễ dàng thu được tiền.

  • Yếu tố 3:

Chăm sóc cán bộ nhân viên qua lương thưởng, phúc lợi và khen ngợi. Anh Chị tập trung chăm sóc nhóm nhân viên tạo kết quả tốt ( 20% nhân viên tạo ra 80% kết quả) để giữ được những người phù hợp.

Vậy, đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên 5 năm, các Anh Chị hãy tập trung kaizen 3 yếu tố trên. Khi doanh nghiệp phát triển hơn, hãy áp dụng các hệ thống quản lý cao hơn và số hóa toàn bộ Công ty.

Chúc Anh Chị năm mới Kaizen thành công và phát triển!

Trần Đình Cửu.

Làm thế nào để chuyển đổi số nhanh & hiệu quả: Xem tại đây