LÃNH ĐẠO TỰ LÀM KHỔ MÌNH

Xin chào các Anh Chị.

Trong 27 năm đi tư vấn, tôi nhận thấy có một số dạng Lãnh đạo sau đây:

1. Dạng thứ nhất: Ông Sếp luôn chê bai cấp quản lý trung gian và nói rằng: “Họ rất chậm chạp, có những điều họ nói làm mất 3 ngày, còn tôi chỉ cần 30 phút là xong, những việc họ nói làm 30 phút còn tôi chỉ cần 3 phút là xong”. Thật sự, mọi việc đúng như ông ta đã nói.

2. Dạng thứ hai: Bất cứ ý kiến gì mà quản lý trung gian đưa ra đều bị Sếp phản biện và phủ nhận lại ý kiến đó, chứng minh đó là sai. Mọi nhân viên đều cảm thấy sợ hãi.

3. Dạng thứ ba: Ông Sếp không la mắng, thường xuyên bàn bạc với cấp quản lý trung gian và đồng thời lắng nghe ý kiến của họ. Đương nhiên, mọi quyết định vẫn là của Sếp.

Ba công ty trên, với ba Nhà Lãnh đạo có tính cách khác nhau và cả ba công ty hiện đều phát triển rất tốt vì cả ba Nhà Lãnh đạo này rất giỏi về giải pháp để giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, hai công ty ở dạng (1) và (2) có hai mối nguy hại như sau:

– Mối nguy thứ 1: các Lãnh đạo trung gian đều nói rằng: “Mình không cần phải suy nghĩ gì cả, cứ ngồi chờ để Sếp đưa ra cách làm rồi thực hiện theo vì như vậy sẽ không sợ bị la mắng. Còn nếu mình có suy nghĩ đưa ra ý kiến thì đằng nào Sếp cũng nói không đúng”.

– Mối nguy thứ 2: nằm ở chính hai vị Lãnh đạo ở dạng 1 và dạng 2, nếu rủi ro hai vị Lãnh đạo này có việc gì đó, không điều hành công ty nữa, thì hai công ty này sẽ gặp nguy hiểm vì không có đội ngũ kế thừa.

Còn lại dạng Công ty thứ 3, vị Lãnh đạo đã lắng nghe và quan tâm phát triển đội nhóm kế thừa rất tốt.

Vậy để Công ty phát triển bền vững sau này, ngoài khả năng giải quyết vấn đề, tôi kêu gọi các bạn là Lãnh đạo/ Chủ Doanh nghiệp nên biết lắng nghe nhân viên của mình. Chính việc lắng nghe đã khơi gợi khả năng làm việc của nhân viên, khiến họ trở nên thông minh hơn và giỏi giang hơn. Dù mọi quyết định cuối cùng vẫn là của Sếp, nhưng nhân viên vẫn cảm thấy có phần tham dự của họ, vì bạn đã lắng nghe họ. Do đó, họ rất chủ động thực hiện các quyết định được đưa ra. Từ đó sẽ làm cho Công ty phát triển bền vững.

Chúc Anh Chị luôn thành công và phát triển!

Trần Đình Cửu.

100% Doanh nghiệp đều phải có văn hóa này – TRÁCH NHIỆM KẾT QUẢ

Vào năm 2013, một công ty sản xuất thực phẩm đã xảy ra sự cố rất trầm trọng, họ phải đổ bỏ 13.000 lít sản phẩm, thiệt hại cực kỳ lớn. Vị nữ Tổng Giám Đốc tức tốc xuống nhà máy yêu cầu Giám đốc nhà máy chủ trì cuộc họp cùng với các cấp Lãnh đạo trung gian để truy cứu trách nhiệm và tìm nguyên nhân tại sao để tiến hành khắc phục.

Cuộc họp được bắt đầu rất căng thẳng, Giám đốc nhà máy đề nghị các cấp quản lý trung gian trình bày trách nhiệm và nguyên nhân.

Sau vài phút trầm lắng, một anh tổ trưởng nói rằng: “Chắc mọi người đều biết trách nhiệm này ngay trên dây chuyền của tôi, vì tôi đã không tiến hành thực hiện quy trình CIP là vệ sinh đường ống đúng quy định và gây ra thiệt hại. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm”

Anh trưởng bộ phận line CIP nói rằng: “Thưa Sếp, trách nhiệm là do chính tôi  đã không đôn đốc anh em thực hiện đúng quy trình CIP đó, cũng như làm vệ sinh các van. Vì vậy Tôi sẽ chịu trách nhiệm và biện pháp như sau….”

Lúc này, mọi người cũng bắt đầu nói trách nhiệm của mình như thế nào. Sau đó Anh Giám đốc nói: “Xin cảm ơn các bạn đã nói ra trách nhiệm và nguyên nhân của mình. Tôi xin khẳng định, người chịu trách nhiệm chính về việc này và phải trừ lương, trừ thưởng, đền bù thiệt hại này là tôi. Tổng Giám đốc đã giao cho tôi quản lý Nhà máy nên mọi trách nhiệm thuộc về tôi. Tôi đã không có cơ chế kiểm tra, kiểm soát, yêu cầu các bộ phận phối hợp chặt chẽ với nhau để ngăn ngừa những chỗ không phù hợp mà các bạn đã trình bày. Tôi sẽ tiến hành các biện pháp như sau …”

Sau khi nghe Giám đốc và các cấp quản lý trung gian nhà máy trình bày, Chị Tổng Giám đốc cảm thấy nhẹ nhàng hơn, vì không ai đổ thừa cho ai. Chị ấy đề nghị mọi người hãy tiến hành khắc phục theo các biện pháp đã đưa ra và cố gắng cải tiến.

Sau 6 tháng, Nhà máy cải tiến được rất nhiều, bù đắp được 13.000 lít sản phẩm thiệt hại đó.

Bài học mà tôi học được từ Công ty này là tinh thần chịu trách nhiệm về kết quả, chịu trách nhiệm tới kết quả cuối cùng. Đây chính là văn hóa. Đặc biệt, người Lãnh đạo luôn luôn chịu trách nhiệm kết quả tại bộ phận mình. Họ không đổ thừa, không đùn đẩy cho nhân viên cấp dưới. Với văn hóa như vậy, mọi người đều thấy trách nhiệm của mình, từ đó kích thích họ tìm đủ mọi cách cải tiến.

Vì vậy, tôi kêu gọi tất cả các bạn thực hiện văn hóa “Chịu trách nhiệm đến kết quả cuối cùng” ngay trong doanh nghiệp của các bạn. Không đổ thừa, không đùn đẩy cho người khác.

Chúc các bạn áp dụng thành công!

Trần Đình Cửu.

KAIZEN PHÂN QUYỀN ĐÚNG, CHÌA KHÓA GIÚP DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN

Xin chào các Anh Chị.

Một Công ty về kỹ thuật cao su đã phát triển được 8 năm. Ông Giám đốc là một người tài giỏi. Ông vừa điều hành Công ty, vừa kiêm làm sale (chốt sale rất giỏi), kiêm làm R&D, kiêm cả kỹ thuật và quản lý luôn cả xưởng sản xuất gồm 26 công nhân. Ông ta than phiền rằng:

– Tôi mà xuống hiện trường dí việc thì công việc chạy ào ào, nhưng nếu tôi không dí việc thì sẽ bị đứng luôn. Bây giờ tôi đầu tắt mặt tối và đơn hàng về rất nhiều.

Sau khi nghe xong, tôi bắt đầu coaching cho vị Giám đốc đó và đề nghị anh ta rằng:

– Anh hãy phân nhóm dưới xưởng và bầu ra các tổ trưởng để ta kiểm soát.

Ông ta tiến hành phân thành 4 nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 người. Ông kiểm soát các công việc qua các tổ trưởng. Sau khoảng 3 tháng, mọi việc bắt đầu được đi vào ổn định. Đến tháng thứ 6, xưởng của ông ta nâng lên 52 người, số nhóm tăng lên nhưng ông ta quản lý rất thoải mái.

Như vậy, tôi kêu gọi các anh chị hãy chú ý, là Lãnh đạo thì không thể nào làm một mình được, mà chúng ta phải xây dựng ra các đội nhóm và phân quyền cho các Tổ trưởng/ Trưởng nhóm. Lãnh đạo thành công là những người tạo ra được những đội nhóm thành công.

Vậy thế nào là một đội nhóm thành công?

Một đội nhóm bao giờ cũng có 3 dạng kết quả:

– Kết quả thứ nhất là Nhóm hiệu quả → Đối với đội nhóm này, chúng ta nên nhân rộng.

– Kết quả thứ hai là Nhóm chưa hiệu quả → Đối với đội nhóm này, chúng ta nên hướng dẫn lại các Tổ trưởng/ Trưởng nhóm, giúp họ cải tiến lên.

– Kết quả thứ ba là Nhóm gây ra hậu quả → Đối với đội nhóm này, Lãnh đạo cần dành thời gian nhiều hơn, có thể sẽ loại bỏ những Tổ trưởng/ Trưởng nhóm không đạt hoặc phải cải tiến lại và xây dựng lại.

Chúc các bạn áp dụng thành công!

Trần Đình Cửu.

LÀM ÍT HIỆU QUẢ TO

Tim Cook đã từng phát biểu: “Apple là công ty cực kỳ tập trung mà tôi từng biết, từng đọc, từng nghe trong cuộc đời. Chúng tôi sẵn sàng từ chối, nói không với những ý tưởng tốt hàng ngày. Chúng tôi nói không với cả những ý tưởng tuyệt vời và để giữ số lượng những điều chúng tôi tập trung cần làm rất ít. Điều này giúp chúng tôi có thể tập trung nguồn năng lượng khổng lồ cho những thứ chúng tôi đã chọn quyết tâm làm”.
Đặc biệt Ông nhấn mạnh: “Có lẽ cái bàn mà bạn đang ngồi làm việc, đủ để đặt tất cả các sản phẩm Apple làm ra, nhưng doanh thu chúng tôi lại cực lớn”.

Doanh thu iphone năm 2021 là 196 tỉ đô la (năm khó khăn covid toàn cầu), vốn hóa của Apple là 3000 tỷ đô la. Quyết tâm nói không với các ý tưởng tốt, chỉ tập trung vào những thứ cực kỳ quan trọng của Apple có sức công phá vô cùng mạnh mẽ.

Ý TƯỞNG TỐT BAO GIỜ CŨNG NHIỀU HƠN KHẢ NĂNG THỰC THI
(nguồn – The 4 Disciplines of Execution – Chris Mcchesney, Sean Covey, Jim Huling).

Hãy tập trung vào “Số ít nhưng quan trọng”. Điều gì chúng ta tập trung, điều đó sẽ phát triển. Đừng phân tán, đừng quá ham làm quá nhiều thứ cùng một lúc, cuối cùng kết quả nhận được rất ít.

Thưa Anh Chị, hiện nay các công ty đang áp dụng khá phổ biến KPI/ OKRs (Key Performance Indicator / Objective Key Results). Nhiều công ty rơi vào hoàn cảnh:
1. Phải đo quá nhiều thứ, quá phức tạp. Mọi người không hiểu tại sao lại phải đo như vậy? Có những thứ không cần thiết, mà cứ phải đo thật là lãng phí.
2. Thời gian dành cho “LÀM” thì ít, Thời gian dành cho “ĐO” thì nhiều. Thậm chí có nơi người “LÀM” thì ít, người “ĐO” thì nhiều.
3. Kết quả đo lường đánh giá thường gây ra mâu thuẩn, khiến nhiều người bất mãn nghỉ việc.
4. Có nơi, dĩ hòa vi quý, mọi người được đánh giá đều đạt KPI/ OKRs để được thưởng, nhưng công ty thì doanh thu, lợi nhuận, khách hàng hài lòng …thì không đạt.

– Nguyên nhân chính, là đã làm không đúng chữ “KEY” (QUAN TRỌNG), tức là chỉ có 1 số ít cực kỳ quan trọng, chúng ta cần tập trung năng lượng để thực hiện.

– Dừng ngay việc mọi người đều có KPI/ OKRs để đo lường đánh giá, chúng mâu thuẩn nhau, không liên kết đến “KEY” QUAN TRỌNG nhất cấp công ty. “KEY” QUAN TRỌNG nhất, chính là MỤC TIÊU TỐI QUAN TRỌNG NHẤT mà công ty cần hoàn thành trong bối cảnh hiện nay, chỉ bao gồm từ 1- 3 thôi bạn nhé. Càng ít càng quan trọng, càng ít càng dễ đột phá tạo kết quả lớn.

– Từ một số cực ít MỤC TIÊU TỐI QUAN TRỌNG cấp công ty, chúng ta sẽ xác định được một số rất ít các KPI/OKRs ở cấp thấp nhất. Khi đạt được các KPI/OKRs cấp thấp nhất sẽ dẫn đến đạt được MỤC TIÊU TỐI QUAN TRỌNG cấp công ty.

Để biết cách thực hiện, Anh chị hãy đăng ký tham gia khóa học: THIẾT LẬP HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG KPI/OKRs HIỆU QUẢ TỨC THÌ

Link đăng ký: https://forms.gle/4NzQJfxcDAXg5zor9

Tham khảo các Video:
https://www.youtube.com/watch?v=2m1ndAzrM4k
https://www.youtube.com/watch?v=oA2fI1BsYY8&t=34s
https://www.youtube.com/watch?v=9eIrgYx_FrA
https://www.youtube.com/watch?v=zBTmitrf5M8


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TRẦN ĐÌNH CỬU

Chương trình huấn luyện qua Zoom: “THIẾT LẬP HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG KPI/OKRs HIỆU QUẢ TỨC THÌ”

– Thời lượng chương trình: gồm 4 buổi

+ Buổi chiều thứ năm và thứ sáu ngày 17, 18/3/2022 (từ 13h30 –16h30)

+ Buổi sáng và buổi chiều thứ bảy ngày 19/3/2022 (từ 8h30 – 16h30)

– Kinh phí: 20.000.000đ. Ưu đãi giảm giá chỉ còn 15.000.000đ/ doanh nghiệp

– Số người đăng ký: không quá 30 người/ doanh nghiệp.

– Quà tặng:

+ Sách kaizen hiệu quả tức thì/ 1 học viên tham gia.

+ 03 buổi coaching 2h/ buổi, trị giá 500 USD x 3 buổi = 1500 USD (hoàn toàn không tính phí)

Vui lòng đăng ký theo đường link: https://forms.gle/4NzQJfxcDAXg5zor9

Trong khi học, sẽ quay video để trong nhóm kín facebook, học viên học suốt đời. Khi doanh nghiệp có cán bộ quản lý cấp trung mới, sẽ được thêm vào nhóm, học qua video không phát sinh chi phí.

Trân trọng kính mời!

Kaizen hiện trường hiệu quả tức thì

Theo Tom Ziglar: “Cách nhanh nhất để đạt được thành công là thay thế những thói quen xấu bằng những thói quen tốt”.

Tài liệu huấn luyện quản trị doanh nghiệp

Các bạn thân mến, Kaizen chính là công cụ đưa ra các giải pháp giúp con người thay đổi các thói quen xấu thành các thói quen mới tốt hơn. Dựa trên bối cảnh của từng công ty, của từng người, chúng ta thực hiện Kaizen và phát triển mạnh mẽ các thói quen tốt nhằm giúp các cá nhân cũng như doanh nghiệp phát triển thành công và bền vững.

MBA Trần Đình Cửu

MUỐN KAIZEN THÀNH CÔNG, GIẢI PHÁP PHẢI CỤ THỂ

Xin chào các Anh Chị.

Một Công ty vừa và nhỏ, Giám đốc quản lý trực tiếp đội sale 29 người, có 3 người không bao giờ báo cáo đúng hạn. Giám đốc không hài lòng, vì không có báo cáo, ông ta không thể nào ra các quyết định nhanh trong tháng được. Cứ mỗi lần nhắc thì mới có được báo cáo. Ông ta nói với tôi:

– Không lẽ cứ phải nhắc suốt như thế, vậy Anh Cửu có cách nào không? Tôi kêu gọi họ hãy ý thức, hãy chủ động báo cáo theo đúng quy định, nhưng chỉ được vài lần, mọi việc vẫn như cũ. Trong khi 26 người còn lại chỉ cần nói 1 lần thôi, họ thực hiện rất tốt.

Tôi kể cho vị Giám đốc một câu chuyện:

– Kênh truyền hình VTV1 đã chiếu 1 đoạn phim. Một xe container chạy đến ngã tư (lúc đó đường đông), dừng đèn đỏ. Tức thì, có rất nhiều người chạy xe máy chui qua gầm xe container, để rẽ sang đường khác, nhằm tránh bị kẹt đường. Bình luận viên đã nói, đây là một hành động không có ý thức, người chạy xe máy xem thường mạng sống của chính mình và kêu gọi mọi người hãy ý thức tuân thủ luật pháp khi tham gia giao thông.

Thưa các bạn, chuyện kêu gọi mọi người tham gia giao thông phải ý thức tuân thủ pháp luật và bảo vệ tính mạng của mình và người khác là hoàn toàn đúng, nhưng rất tiếc, không thấm vào đâu cả, vì có 1 số người vẫn cứ chui qua gầm container. Tôi hỏi vị Giám đốc:

– Vậy theo anh có cách nào để người chạy xe máy không thể chui qua gầm xe container được không?

Chưa đầy 30 giây, vị Giám đốc trả lời:

– Rất đơn giản, yêu cầu tất cả các xe container phải có hàng rào thép ở hai bên hông dưới sàn xe, thì người đi xe máy không có “cơ hội” chui được nữa.

Tôi mừng quá, liền nói:

– Đúng rồi, rất chính xác. Anh hãy áp dụng cách thức như vậy vào tình huống của mình. Anh không nên chỉ kêu gọi hãy ý thức, hãy chủ động, hãy cố gắng… Điều quan trọng là phải có “giải pháp cụ thể”.

Sau đó, vị Giám đốc bắt đầu cải tiến lại. Khi nhân viên không báo cáo đúng hạn, nói với anh ta: “Dạ lỗi tại em! Em sẽ cố gắng, em sẽ ý thức, em sẽ tập trung ,  …”.

Giám đốc liền hỏi:

– Vậy em cố gắng, ý thức, tập trung bằng giải pháp như thế nào?.

Sau một vài giải pháp đưa ra, thực hiện không thành công, họ tiếp tục cải tiến giải pháp khác. Cuối cùng họ đã đạt được kết quả rất tuyệt vời, với giải pháp thiết kế biểu mẫu mới dễ nhập số liệu và chế độ nhắn tin tự động nhắc báo cáo. Giám đốc đã nhận được báo cáo đầy đủ và kịp thời.

Tôi kêu gọi các bạn, khi thực hiện Kaizen, những điều liên quan đến ý thức, nỗ lực, cố gắng, tập trung, chăm chỉ ….. là đúng, nhưng chưa đủ để giải quyết thành công các vấn đề không phù hợp.

Chỉ khi nào chúng ta đưa ra “giải pháp cụ thể”, nếu thực hiện chưa đạt, tiếp tục cải tiến giải pháp khác, đến khi thành công thì tiêu chuẩn hóa giải pháp đó để duy trì sự thành công.

Chúc các bạn Kaizen tiến bộ!

Trần Đình Cửu.

Làm thế nào để chuyển đổi số nhanh & hiệu quả: Xem tại đây