Giải quyết bài toán tối ưu doanh nghiệp:

TRIỆT TIÊU NVA & CỰC TIỂU HÓA BVA

Một doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, nhìn vào chúng ta thấy mọi việc cũng ổn, nhưng khi nhìn kỹ một chút, chúng ta sẽ thấy nó thực sự không ổn, có rất nhiều hoạt động lãng phí hiện hữu đang “ĐỐT TIỀN” của chúng ta. Trong doanh nghiệp có 3 loại hoạt động:

  1. Hoạt động tạo giá trị thực sự cho khách hàng (RVA – Real Value Added). Ví dụ, thao tác máy in chữ lên bao bì sắc nét, đúng tiêu chuẩn của khách hàng. Đây là loại hoạt động tạo ra giá trị khách hàng cần, họ sẵn sàng chi tiền cho doanh nghiệp bạn.
  2. Hoạt động không tạo giá trị cho khách hàng, nhưng doanh nghiệp bạn rất cần để vận hành công việc hàng ngày (BVA – Business Value Added). Ví dụ các hoạt động chuẩn bị, thu thập số liệu, thống kê… Đây là các hoạt động khách hàng không quan tâm, họ không sẵn sàng chi tiền cho các thứ hoạt động này. Những hoạt động này chủ yếu phục vụ cho doanh nghiệp bạn.
  3. Hoạt động không tạo giá trị cho khách hàng và cũng không tạo giá trị cho doanh nghiệp (NVA – Non Value Added). Ví dụ làm sai hỏng, sửa chữa, làm lại, chờ đợi, di chuyển quá nhiều, hồ sơ qua nhiều tầng lớp xem xét phê duyệt….. Đây là các hoạt động khách hàng không cần, doanh nghiệp cũng không cần, nhưng nó cứ tồn tại hàng ngày tại nơi làm việc gây lãng phí, “ĐỐT TIỀN” của chúng ta.

Vì vậy, chúng ta cần kaizen triệt tiêu các “NVA” và cực tiểu hóa “BVA”.

Giải pháp tôi xin chia sẻ đến bạn là hãy tập trung kaizen 27 hạng mục sau theo chu trình PDCA (Plan – Do – Check – Act):

A. Kaizen thiết lập các tài liệu định hướng doanh nghiệp (Plan)

1. Xác định khách hàng chính và thị trường chính dựa trên bối cảnh hiện tại.
2. Thiết kế điểm khác biệt độc đáo thu hút khách hàng  – Năng lực cốt lõi & tích hợp việc giải quyết vấn đề của khách hàng (LỜI HỨA).
3. Thiết kế các giá trị cốt lõi để phân loại, chọn lựa, tuyển dụng nhân viên ĐÚNG NGƯỜI – ĐÚNG VỊ TRÍ.
4. Thiết kế bản đồ cạnh tranh: xác định các quá trình chính & các điểm kiểm soát chính để thực thi Năng lực cốt lõi.
5.Thiết lập bộ tứ tài liệu: Năng lực cốt lõi – Giá Trị cốt lõi – Tầm nhìn & Sứ mệnh.

B. Kaizen thiết lập các tài liệu vận hành doanh nghiệp (Plan)

6. Thiết lập chức năng nhiệm vụ & bản mô tả công việc.
7. Thiết lập chiến lược, mục tiêu, OKRs và kế hoạch để thực hiện Bộ Tứ tài liệu & Bản đồ cạnh tranh của doanh nghiệp nêu ở phần A.
8. Thiết lập các quy trình mô tả các quá trình chính & các điểm kiểm soát chính.
9. Thiết lập hướng dẫn công việc & các checklist.

C. Kaizen thiết lập các tài liệu định hướng Marketing & Sales tập trung bán “SỰ KHÁC BIỆT” (Plan)

10. Thiết lập kịch bản mô tả đầy đủ các điểm khác biệt, độc đáo của doanh nghiệp liên quan đến Bộ tứ tài liệu và Bản đồ cạnh tranh để làm các công cụ truyền thông, quảng bá thu hút khách hàng. Công bố chính thức LỜI HỨA với khách hàng.
11. Thiết lập kịch bản bán hàng dựa vào các điểm khác biệt, độc đáo nêu ở mục 10, bán hàng bớt lệ thuộc vào giảm giá, khuyến mãi.

D. Kaizen định hướng tư duy “TINH GỌN” (Plan)

12. Thiết kế chương trình đào tạo nội bộ (quản lý bí quyết của doanh nghiệp).
13. Tập trung giải quyết vấn đề, không giải quyết triệu chứng.
14. Tập trung kaizen theo nguyên tắc: “làm tốt hơn với nguồn lực ít hơn” để thực hiện LỜI HỨA.
15. Luôn tập trung vào lợi nhuận chứ không phải là tăng trưởng quy mô mất kiểm soát, gây áp lực,  “CHẬM MÀ CHẮC”

E. Kaizen hành động tạo kết quả (Do)

16. Huấn luyện, đào tạo “thực hành” nội bộ trong doanh nghiệp.
17. Triển khai, thực hiện kế hoạch ngày, quy trình, hướng dẫn công việc, checklist & OKRs.
18. Luôn thực hiện kaizen : “làm tốt hơn với nguồn lực ít hơn” để thực hiện LỜI HỨA.
19. Luôn thực hiện tập trung vào lợi nhuận chứ không phải là tăng trưởng quy mô mất kiểm soát, gây áp lực,  “CHẬM MÀ CHẮC”

F. Kaizen việc kiểm tra, giám sát sự tuân thủ nghiêm ngặt (Check)

20. Thực hiện kiểm tra công việc, kết quả công việc, kết quả OKRs.
21. Tổng hợp, Phân tích, đánh giá dữ liệu
22. Khi không phù hợp, phải tìm nguyên nhân chính và đưa ra cơ hội cải tiến.
23. Thực hiện tập trung giải quyết vấn đề, không giải quyết triệu chứng

G. Kaizen các hoạt động cải tiến liên tục (Act)

24. Lập & triển khai kế hoạch cải tiến.
25. Đánh giá hiệu quả cải tiến.
26. Nói không với tăng trưởng mà không làm tăng lợi nhuận.
27. Tập trung vào lĩnh vực cốt lõi, năng lực cốt lõi & giá trị cốt lõi.

Hãy tham gia ngay chương trình thiết kế doanh nghiệp tinh gọn, thực hiện 27 hạng mục trên, để chúng ta xóa bỏ NVA và cực tiểu hóa BVA. Link form đăng ký TẠI ĐÂY.

Chúc các bạn kaizen thành công!
Trần Đình Cửu_0913.918.854