TÌM CÁCH LÀM TỐT HƠN VỚI NGUỒN LỰC ÍT HƠN

Bạn là một CEO hay chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm cách cải tiến, thiết kế lại sản phẩm, dịch vụ, tăng lợi nhuận và phát triển ổn định? Đừng lo, hãy để tôi giúp bạn khởi đầu thực hành với 3 bước đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

🎯 Bước 1: Xác định khách hàng chính và thị trường chính

Đầu tiên, hãy trả lời thị trường chính của mình ở đâu? Và ai là khách hàng chính mà doanh nghiệp mình phục vụ? Kế đến, hãy hiểu rõ khách hàng chính và thị trường chính. Tìm hiểu sâu và chi tiết các nhu cầu, mong muốn, thách thức và khó khăn của khách hàng để tạo ra giải pháp tối ưu. Từ đó tập trung chính xác để thu hút đúng đối tượng khách hàng. Đừng lan man, ai cũng là khách hàng của mình, sẽ gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.

🎯 Bước 2: Thiết kế điểm khác biệt, độc đáo thu hút khách hàng

Hãy kaizen, thiết kế lại sản phẩm & dịch vụ để giải quyết tối ưu vấn đề chính yếu của khách hàng mà thị trường chưa giải quyết tốt. Hãy tập trung mọi nguồn lực giải quyết vấn đề chính, nếu không sẽ lãng phí nguồn lực hạn hẹp của doanh nghiệp. Giải quyết được vấn đề chính yếu của khách hàng sẽ tạo ra sự khác biệt, độc đáo trong sản phẩm, dịch vụ của bạn. Là những giải pháp đem đến những trải nghiệm tuyệt vời mà khách hàng chưa từng trải nghiệm trước đây. Hãy dành nguồn lực quý báu tập trung truyền thông, quảng bá vào những sự khác biệt, độc đáo có 1.0.2 này. Đó cũng chính là “LỜI HỨA” của doanh nghiệp đối với khách hàng.

🎯 Bước 3: Thiết kế các giá trị cốt lõi để tuyển dụng nhân viên “Đúng người – Đúng vị trí”

Để xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ, hãy thiết kế các giá trị cốt lõi nhằm phân loại, chọn lựa và tuyển dụng nhân viên “Đúng người – Đúng vị trí”. Điều này sẽ đảm bảo mỗi thành viên trong đội ngũ đều hòa hợp và đóng góp hiệu quả vào việc cam kết thực hiện đúng những “LỜI HỨA” đã công bố làm hài lòng khách hàng. Chính những người này giúp doanh nghiệp luôn “Tìm cách làm tốt hơn với nguồn lực ít hơn”.

🌈 Đừng chần chừ nữa, hãy thực hiện những bước này và khẳng định vị trí doanh nghiệp của bạn trong thị trường cạnh tranh hung dữ & đói khát hiện nay.

Để thực hiện “Làm tốt hơn với nguồn lực ít hơn”, bạn hãy tham gia chương trình:

“CÔNG TY TINH GỌN – KHÁC BIỆT – PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH”

theo đường link form đăng ký TẠI ĐÂY.

Trân trọng kính chào!
Trần Đình Cửu
ĐT: 0913.918.854 – 0909.839.982

LÒNG TIN ĐI TRƯỚC VIỆC MUA BÁN SẼ ĐẾN NGAY SAU ĐÓ

Xin chào các bạn!

Hãy để tôi chia sẻ với các bạn câu chuyện về một khám phá tuyệt vời vào năm 1997. Lúc đó, một Thầy người Mỹ đã giới thiệu cho tôi việc mua sách từ Amazon. Tôi đã quyết định tìm hiểu và phát hiện ra rằng thông tin mà họ cung cấp thật sự rõ ràng và minh bạch. Họ cam kết rằng nếu hàng hóa không đúng như đã đặt mua, hoặc có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, việc hoàn trả hàng sẽ dễ dàng và thuận tiện.

Thực sự, họ đã không phụ lòng tin của tôi. Tôi đã mua và trải nghiệm dịch vụ của Amazon một cách tuyệt vời.

Có một lần, tôi đã đặt mua rất nhiều sách với thời hạn giao hàng là 19 ngày. Nhưng đến ngày thứ 19, tôi không nhận được hàng. Tôi đã gửi email thông báo tình hình và họ đã phản hồi ngay lập tức: “Hàng đã về tới Việt Nam, tuy nhiên, có một số vấn đề mà bạn chưa nhận được hàng. Đừng lo, chúng tôi sẽ gửi ngay một lô hàng mới bằng đường hàng không.”

Kết quả là chỉ sau hai ngày, tôi đã nhận được lô hàng mới và vào ngày thứ ba, tôi lại nhận được cả lô hàng đầu tiên.

Họ yêu cầu tôi trả lại lô hàng đầu tiên và tất cả các chi phí sẽ do họ chịu trách nhiệm. Điều này thực sự tuyệt vời.

Sau đó, tôi nghiên cứu thêm và phát hiện ra rằng tại Mỹ, Amazon cam kết giao hàng trong vòng 7 ngày. Họ tiếp tục cải tiến thời gian giao hàng còn 2 ngày, sau đó chỉ còn 1 ngày, rồi giao hàng trong ngày và cuối cùng là giao hàng theo giờ. (Đương nhiên là trong nước Mỹ bạn nhé)

Tôi nhận thấy rằng Amazon đã chọn “xây dựng lòng tin” là nền tảng cho việc giải quyết những vấn đề mới của khách hàng. Họ tiến hành thiết kế, thử nghiệm và kiểm tra một cách nghiêm ngặt cho đến khi giải quyết được vấn đề của khách hàng. Chỉ khi thành công, họ mới quảng bá những lợi ích mang lại cho khách hàng và tiến hành dịch vụ chính thức.

Từ câu chuyện này, tôi rút ra một bài học quan trọng: “lòng tin đi trước việc mua bán sẽ đến ngay sau đó”. Lòng tin là một vũ khí cạnh tranh để thành công.

Chúc các bạn áp dụng thành công!
Trần Đình Cửu
ĐT: 0913.918.854

49% công ty đang sử dụng ChatGPT, 25% trong số đó đã tiết kiệm được $75.000 USD.

Chatbot AI đã tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể cho nhiều công ty ở Hoa Kỳ đã triển khai nó. Trên thực tế, một cuộc khảo sát của Resumebuilder.com đã tiết lộ rằng 48% trong số 1.000 công ty được phỏng vấn ở Hoa Kỳ đã có thể tiết kiệm hơn 50.000 đô la bằng cách sử dụng chatbot thay vì nhân viên! 25% trong số đó thậm chí còn tiết kiệm được 75.000 đô la! Nhìn chung, khoảng 99% các công ty thừa nhận đã tiết kiệm tiền bằng cách sử dụng ChatGPT.

Khoảng 11% các công ty sử dụng ChatGPT đã tiết kiệm được số tiền khổng lồ 100.000 USD. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi 30% các công ty được khảo sát có kế hoạch sớm triển khai nó.

Khoảng 66% công ty đang sử dụng ChatGPT để viết mã lập trình, khoảng 58% đang dùng nó để tạo nội dung và viết quảng cáo, trong khi 57% đang sử dụng nó để phục vụ khách hàng. 52% đang sử dụng để lập các bản bản tóm tắt cuộc họp.

Khoảng 77% thừa nhận rằng ChatGPT giúp họ viết mô tả công việc, trong khi khoảng 66% nhà tuyển dụng có thể soạn thảo yêu cầu phỏng vấn và 65% sử dụng nó để trả lời ứng viên.

Hầu hết các doanh nghiệp rõ ràng khá ấn tượng với những gì ChatGPT có thể đạt được. 55% thừa nhận rằng chất lượng công việc do nó tạo ra là “tuyệt vời”, trong khi khoảng 34% thừa nhận rằng nó “rất tốt”.

Hơn nữa, các công ty đã mong đợi các ứng viên có kiến thức về ChatGPT. Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp (92%) cảm thấy rằng có kinh nghiệm về AI/chatbot là một lợi thế lớn, trong khi 90% nói rằng có kinh nghiệm cụ thể về ChatGPT sẽ có lợi cho các ứng viên.

Nguồn: www.hrkatha.com

Nghiên cứu mới của MIT cho thấy sự gia tăng ngoạn mục về năng suất lao động từ ChatGPT

Hai ứng cử viên Tiến sĩ Kinh tế tại MIT vừa công bố một nghiên cứu hấp dẫn về tác động của ChatGPT đối với năng suất của giới văn phòng. Và kết quả là khá ngoạn mục. (Lưu ý rằng điều này chưa được đánh giá ngang hàng.)

Nhóm đã yêu cầu 444 nhân viên văn phòng thực hiện các nhiệm vụ viết và chỉnh sửa dọc theo các lĩnh vực tiếp thị, viết lách, phân tích dữ liệu và nguồn nhân lực, sau đó chia nhóm thành hai: một nhóm sử dụng ChatGPT và một nhóm không sử dụng. Sau khi thực hiện các công việc được giao trong 20-30 phút mà họ cho là đại diện cho các lĩnh vực chức năng này, công việc của họ được “chấm điểm” bởi những người đánh giá làm việc trong các lĩnh vực công việc này. Nhóm đã xem xét tốc độ của kết quả, chất lượng của kết quả và vai trò thực tế của ChatGPT (nó có thay thế, bổ sung hoặc gây nhầm lẫn cho công việc không).

Kết quả khá ngoạn mục.

Nhóm sử dụng ChatGPT hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn 37% (17 phút để hoàn thành so với 27 phút) với các điểm (mức chất lượng) gần như tương tự nhau và khi nhân viên lặp lại nhiệm vụ của họ để cải thiện, chất lượng của nhóm ChatGPT tăng nhanh hơn đáng kể. Nói cách khác, ChatGPT đã làm cho công việc nhanh hơn mà không ảnh hưởng đến chất lượng và sau đó làm cho việc “cải thiện công việc nhanh chóng” trở nên dễ dàng hơn bằng cách sử dụng công cụ này.

Các nhà nghiên cứu đã đi xa hơn: họ yêu cầu những người tham gia hoàn thành một lượng công việc nhất định trong một thời gian cố định và cũng chỉ ra rằng “khối lượng được tạo ra” tăng lên trong khi chất lượng công việc vẫn khá ổn định.

Sau đó, họ yêu cầu những người tham gia “lặp đi lặp lại” công việc của họ để cải thiện chất lượng và một lần nữa nhóm ChatGPT lại vượt trội so với các đồng nghiệp của họ. Vì biểu đồ này cho thấy nhóm được hỗ trợ có chất lượng cao hơn ngay từ đầu và sau nhiều lần lặp lại, hai nhóm bắt đầu kết hợp với nhau. Điều này đúng mặc dù thực tế là 68% nhóm ChatGPT đã gửi kết quả chỉ từ một truy vấn, về cơ bản nói rằng ChatGPT đang giảm đáng kể nỗ lực (nghĩa là mọi người không lặp lại nhiều để có được câu trả lời ngày càng tốt hơn).

ChatGPT tạo ra những kết quả tuyệt vời này như thế nào? Vâng, nhóm cũng đã hỏi mọi người “họ sử dụng ChatGPT để làm gì” và tìm thấy thông tin sau. Công cụ này phần nào giảm bớt việc động não, giảm đáng kể việc tạo bản nháp thô, nhưng sau đó được sử dụng tích cực hơn trong quá trình chỉnh sửa cuối cùng. Nói cách khác, đây là một hệ thống giúp tăng tốc đáng kể phần “bản thảo đầu tiên” và “những phát hiện ban đầu” của tác phẩm, sau đó được sử dụng mạnh hơn một chút cho bản thảo cuối cùng.

Và nó thậm chí còn tốt hơn. Khi họ hỏi những người trả lời tự đánh giá kỹ năng viết của họ, “sự sẵn sàng trả tiền” và “giá trị nhận được” gần như giống hệt nhau đối với “người viết dở” và “người viết giỏi”. Nói cách khác, ChatGPT giúp “những người viết dở” trở nên giỏi hơn và giúp những “người viết giỏi” tiến nhanh hơn và có thể trở nên tốt hơn!

Và đây là phát hiện đáng kinh ngạc nhất trong tất cả. Những người được hỏi đã sử dụng ChatGPT nói với các nhà nghiên cứu rằng họ sẵn sàng trả phí hàng tháng là 0,5% tiền lương để truy cập công cụ này! Đối với một công nhân kiếm được 100.000 đô la một năm, điều này tương đương với gần 500 đô la mỗi tháng để sử dụng hệ thống này.

Lược dịch từ: joshbersin.com

9 CÁCH CẮT GIẢM CHI PHÍ LÃNG PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SMEs

Thưa Anh Chị.

Đối với các CEO/chủ doanh nghiệp SMEs, lãng phí là một trong những vấn đề lớn, đau đầu và rất khó giải quyết. Đặc biệt trong tình hình kinh tế 2023, chi phí đầu vào tăng, lãi suất tăng, sức mua giảm, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, giảm lợi nhuận và tăng rủi ro rất cao cho doanh nghiệp.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 9 cách thức cắt giảm các chi phí lãng phí trong doanh nghiệp SMEs mà chúng tôi đã và đang áp dụng hơn 27 năm trong quá trình tư vấn tại các doanh nghiệp để tăng cường hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tối ưu hóa chi phí.

Chi phí lãng phí là gì?

Chi phí lãng phí là các chi phí không cần thiết, không đóng góp vào giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong doanh nghiệp SMEs, chi phí lãng phí thường gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, làm giảm lợi nhuận và tăng giá thành sản phẩm. Cụ thể là 8 loại lãng phí luôn hiện diện trong doanh nghiệp, được viết tắt thành DOWNTIME. Trong đó, từng chữ có nghĩa như sau:

  1. Defect: sai hỏng
  2. Over production: sản xuất dư thừa
  3. Wait: Chờ đợi
  4. Not use talent: không sử dụng hết tài năng, năng lực của nhân viên
  5. Transportation: vận chuyển
  6. Inventory: tồn trữ
  7. Motion: thao tác thừa, thao tác không đúng
  8. Exceed processing: gia công, xử lý quá mức cần thiết.

9 cách thức cắt giảm chi phí lãng phí trong doanh nghiệp SMEs

  1. Cải tiến/kaizen quá trình sản xuất, kinh doanh, thao tác nghiệp vụ: Loại bỏ các hoạt động không cần thiết, tối ưu hóa các bước sản xuất, bước công việc để giảm thiểu thời gian chờ đợi, tăng cường hiệu suất công việc, nâng cao năng suất và giảm chi phí.
  2. Tăng cường quản lý chất lượng: Nâng cao chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm để giảm thiểu chi phí làm lại. Kaizen khả năng làm đúng ngay từ đầu theo phương pháp ZQC (Zero Quality Control – Kiểm soát chất lượng không sai lỗi)
  3. Đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân viên về các kỹ năng nghiệp vụ, bán hàng, marketing, sản xuất, nhân sự….thấu hiểu rõ cách làm các bước công việc để giảm thiểu chi phí chờ đợi và chi phí làm lại cũng như đào tạo nâng cao khả năng thực hiện kaizen ngay tại hiện trường.
  4. Tích hợp hệ thống sản xuất thông minh, áp dung các công cụ AI (trí tuệ nhân tạo), : Sử dụng công nghệ để tăng cường độ chính xác, giảm thiểu sai sót, nâng cao năng suất và nâng cao hiệu quả trong Marketing, Sales, sản xuất, kho, kế toán, nhân sự …. (ưu tiên sử dụng các công cụ rẻ tiền, miễn phí để SMEs làm quen việc ứng dụng công nghệ, sau này phát triển sẽ có kinh nghiệm và đủ khả năng áp dụng các công cụ nâng cao để cực đại hóa hiệu suất).
  5. Tìm kiếm nhà cung cấp có chi phí thấp: thông qua nhiều hình thức khác nhau như tìm nguồn, outsource, đàm phám để tìm kiếm nhà cung cấp có chi phí thấp, nhưng không hy sinh chất lượng  nhằm giảm chi phí mua vào. Theo kinh nghiệm tư vấn của tôi, cách thưc này, hiện có hiệu quả rất cao. 
  6. Tối ưu hóa quản lý kho: để giảm thiểu chi phí chờ đợi, dư thừa, lưu kho, tìm kiếm, vận chuyển và chi phí làm lại do hàng hóa lưu kho bị xuống cấp.
  7. Áp dụng hệ thống phân tích chi phí: ví dụ áp dụng phương pháp Activity-Based Costing để phát hiện các xu hướng gia tăng lãng phí chi phí và đưa ra các biện pháp cắt giảm chi phí ngay và luôn.
  8. Kaizen sản phẩm hiện hành hoặc thiết kế sản phẩm mới tạo ra các giá trị khác biệt mà khách hàng rất cần, nhưng đối thủ chính hiện chưa làm được, (Bạn hãy tham khảo phương pháp Kaizen cộng, trừ nhân & chia mà tôi đã từng chia sẻ trước đây trên FB & youtube), từ đó nâng giá bán tương xứng, nâng cao lợi nhuận so với chi phí thực tế.
  9. Cuối cùng, Bạn hãy sử dụng sức mạnh của tập thể, bằng cách đào tạo và truyền thông liên tục sự thay đổi tư duy của toàn thể cán bộ công nhân viên về tinh thần thực hiện Kaizen: “Đừng kêu khó, hãy biến không thành có, không gì là không thể”.

Nếu Anh/Chị là những CEO, Chủ doanh nghiệp, Nhà quản lý trong các doanh nghiệp SMEs và muốn tối ưu hóa hiệu suất cũng như cắt giảm chi phí lãng phí, hãy áp dụng một trong 9 cách thức trên để, tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.

Nếu Anh/Chị đang áp dụng một trong các phương pháp trên hoặc có ý kiến đóng góp, hãy chia sẻ với chúng tôi theo email hoặc điện thoại bên dưới. Chúng tôi rất vui lòng được lắng nghe và trao đổi với bạn.

Trân trọng kính chào!
Trần Đình Cửu
0913.918.854 – 0909.839.466
Email: tdc@trandinhcuu.com.

CÁCH THỨC TRUYỀN THÔNG CẮT GIẢM CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ TỨC THÌ

CEO rất muốn cắt giảm chi phí, nhưng công nhân & nhân viên lại không quan tâm, dẫn đến việc cắt giảm chi phí không hiệu quả.

Nguyên nhân chính là do truyền thông chưa đạt yêu cầu. Video này chia sẻ đến Bạn cách thức đơn giản để giải quyết ngay & luôn vấn đề này.

Nếu các bạn quan tâm cách thức cụ thể cắt giảm chi phí ngay tại hiện trường trong doanh nghiệp, hãy comment đủ 30 người tôi sẽ làm một seri video cắt giảm chi phí.

Nguồn: https://www.youtube.com/@TraninhCuutuvan/videos

6 CHIẾN LƯỢC THU HÚT NGƯỜI TIÊU DÙNG

1. kaizen sản phẩm/dịch vụ phù hợp cá nhân người tiêu dùng

2. kaizen khả năng phân tích dữ liệu Big data

3. kaizen thu hút quan tâm người tiêu dùng bằng cam kết trách nhiệm xã hội

4. kaizen phát triển kỹ năng mềm cho nhân viên

5. kaizen dùng sản phẩm để truyền thông

6. kaizen cắt giảm 8 lãng phí để hạ giá thành, giảm giá bán

Nguồn: https://www.youtube.com/channel/UCf-VJlgqd_Sn5z_lYgCj30g