Trong lúc khó khăn này, Chúng ta hãy tạo áp lực, cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp Việt sẽ kaizen, cải tiến, sáng tạo rất tốt theo đúng tinh thần “CÁI KHÓ LÓ CÁI KHÔN”.
Chúc các bạn thành công! Công ty TNHH tư Vấn Trần Đình Cửu.
Doanh nghiệp SMEs càng khuyến mãi, càng giảm giá để khách hàng mua, càng gặp rủi ro vì lợi nhuận quá thấp. Hãy áp dụng phương pháp kaizen cộng, trừ, nhân, chia để tăng giá bán nhưng khách vẫn mua hàng.
Chúc các bạn kaizen thành công! Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu.
Trong
khi đào tạo, tôi hay hỏi học viên, “Bạn làm việc cho ai?”. Tùy theo
chức danh, vị trí của từng người mà tôi nhận được các câu trả lời khác nhau.
Người
chủ công ty thì trả lời: “Tôi làm việc cho chính tôi”. Người làm công
ăn lương thì trả lời: “Tôi làm việc cho công ty xyz nào đó”.
Đối
với người chủ doanh nghiệp, tôi lại hỏi, “Bạn cung cấp sản phẩm/ dịch vụ
của mình cho ai?”. Họ trả lời, cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng. Tôi
tiếp tục hỏi “Vậy khách hàng đòi hỏi sản phẩm/ dịch vụ của bạn thế nào? Bạn có
sẵn sàng mọi lúc, mọi nơi tìm mọi cách để cải tiến sản phẩm/ dịch vụ nhằm đáp
ứng, thậm chí đáp ứng vượt trội yêu cầu của khách hàng mục tiêu không?”. Câu
trả lời luôn luôn là “Yes”. Luôn phải cải tiến sản phẩm/ dịch vụ để
đáp ứng yêu cầu của khách hàng, vì yêu cầu của khách hàng luôn thay đổi và ngày
càng nâng cao.
Họ
cho rằng, họ phải luôn làm như vậy, bởi vì doanh nghiệp là của họ. Khách hàng
là người nuôi sống họ, vì thế họ cống hiến hết sức lực và trí khôn cho doanh nghiệp
để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Nếu không làm thế, trong môi trường cạnh
tranh hung dữ và đói khát hiện nay, doanh nghiệp của họ có thể biến mất trong
một nốt nhạc. Điều này cho thấy “tinh thần làm
chủ” trong công việc rất cao. Đây cũng là lẽ thường tình phải không các
bạn chủ doanh nghiệp. Bản thân tôi cũng hành xử như thế.
Còn
đối với người làm công ăn lương, đang làm việc cho công ty XYZ nào đó. Tôi cũng
thường xuyên hỏi những câu hỏi có vẻ rất ngớ ngẩn.
Ví
dụ, “Sáng nay bạn ăn sáng món gì?” Họ trả lời ăn phở. Tôi hỏi tiếp: “Vậy bạn
muốn tô phở được cung cấp phải như thế nào?”. Họ trả lời, tô phở phải ngon, bổ,
sạch và rẻ. Khách hàng luôn luôn là thế phải không các bạn?
Tôi lại tiếp tục hỏi những câu rất sốc: “Xin lỗi, bạn đang làm cho công ty XYZ. Vậy bạn có bị ép buộc phải làm việc cho công ty XYZ không? Có ai dí súng, đe dọa, ép bạn phải làm việc cho công ty XYZ không? Bạn có quyền lựa chọn nơi làm việc khác không?”. Chắc chắn, các bạn đã đoán được câu trả lời, luôn luôn là tự nguyện, không ai bắt buộc cả. Phần lớn, mọi người còn chia sẻ, lý do họ làm việc cho công ty XYZ, bởi vì lương, điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến, … Tôi lại tiếp tục hỏi: “Vậy bạn có toàn quyền bán sức lực, trí tuệ và tài năng của bạn cho công ty này hoặc công ty khác?” Câu trả lời luôn là “Yes”. “Vậy giữa bạn và công ty XYZ thì ai là khách hàng, ai là nhà cung cấp?”. Câu hỏi này thật sự gây sốc cho học viên. Sau một hồi suy nghĩ, họ thường trả lời thì thầm nho nhỏ: “Công ty XYZ là khách hàng của tôi”.
Và
như vậy, bạn là nhà cung cấp, công ty XYZ là khách hàng. Bạn là người có quyền
ra mức giá (mức thu nhập) dựa trên giá trị mà bạn cung cấp. Còn công ty XYZ thì
đòi hỏi chất lượng công việc của bạn phải đáp ứng yêu cầu của họ, tương xứng
với mức thu nhập bạn nhận được (họ là khách hàng mà)
Điều
đó, muốn nói lên một sự thật khá trần trụi, bạn là nhà cung cấp, bạn phải tạo
ra giá trị và bạn có quyền ra mức giá miễn sao đáp ứng yêu cầu khách hàng. Đừng
than vãn là lương cao hay thấp. Đừng than vãn người ta có tôn trọng hay không!
Bạn hãy luôn cải tiến để tạo ra giá trị cho người khác. Bạn quyết định số phận
của mình, chứ không phải người khác quyết định.
Bạn
không phải là người làm công ăn lương, bạn đích thực là “Chủ doanh
nghiệp” của chính mình. Bạn hãy làm việc với tinh thần làm chủ cao nhất.
Bạn đã, đang và sẽ làm việc cho chính mình.
Công
ty chỉ là môi trường, là khách hàng để bạn tỏa sáng trí tuệ và tài năng của
chính mình nhằm đem lại giá trị cho người khác.
Vì
vậy, bạn hãy nhớ nguyên tắc: “Bạn làm việc cho chính mình”.
Đây
là nguyên tắc tạo hạnh phúc cho bạn, gia đình bạn và cộng đồng của bạn.
Tôi kêu gọi, tôi và các bạn hãy cùng nhau thực hiện nguyên tắc này, dựa theo triết lý sau:“Đừng ai tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác” (1Cr10,24)
Chúc các bạn áp dụng thành công! Trần Đình Cửu 0913.918.854
Để hiểu rõ phương pháp
ZQC, tôi xin đưa ra một ví dụ đơn giản nhưng rất có ý nghĩa về một Kaizen thực
tế đã xảy ra tại Nhật Bản (tác giả Higashizawa, Hiệp hội HR Nhật Bản).
Câu chuyện như sau: Vào thập niên 1990, tại
một nhà ga xe lửa Nhật Bản, lượng hành khách mỗi ngày đều rất đông. Mọi người
thường xuyên kêu ca, phàn nàn rằng “nhà vệ sinh vô cùng bẩn thỉu”. Giám đốc nhà
ga liền yêu cầu nhân viên phải thực hiện Kaizen để giải quyết vấn đề này.
Sau khi nhận được lệnh của giám đốc, các nhân viên cho rằng việc này rất khó thực hiện bởi nhà ga quá đông và có rất nhiều người vô thức, vừa dọn dẹp xong lại bẩn ngay. Mặc dù vậy, họ vẫn thành lập nhóm Kaizen và thực hiện việc cải tiến. Đầu tiên, họ thống kê số liệu để xem tình hình và mức độ bẩn ra sao. Sau khi thực hiện, họ thấy trung bình một bồn cầu có 10 điểm dính bẩn do chất thải văng ra và đó cũng là những điểm phải lau chùi sạch sẽ bằng mọi cách.
Sau khi bàn bạc, nhóm Kaizen đã thống nhất đưa ra biện pháp cải tiến là dán một tờ thông báo cạnh mỗi bồn cầu: “Khi sử dụng bồn cầu, quý khách xin vui lòng ngồi sát về phía trước”. Điều này có nghĩa là khi ngồi sát về phía trước, trọng tâm sẽ vào giữa bồn cầu và chất thải sẽ không bị văng lung tung nữa.
Kết quả là từ 10 điểm bẩn đã giảm 2 điểm, còn 8 điểm. Nghĩa là trung bình 10 người sử dụng bồn cầu, sẽ có 2 người tuân thủ theo thông báo. Tuy cách này mang lại kết quả khả quan nhưng vẫn còn rất khiêm tốn. Dù Kaizen đòi hỏi sự ý thức và chú ý cao độ, nhưng kết quả vẫn không cao, bởi vì mọi người thường rất khó tập trung.
Theo các bạn, nếu việc
này xảy ra tại Việt Nam, nhóm Kaizen sẽ hành xử thế nào trước kết quả như vậy?
Tôi đã hỏi câu này với rất nhiều học viên, phần lớn câu trả lời là nhóm Kaizen
sẽ báo cáo lại với giám đốc rằng: “Chúng tôi đã dán thông báo và phát loa nhắc
nhở, nhưng người dân ý thức kém, không tuân thủ nên kết quả chỉ giảm được hai
phần thôi. Chúng tôi đã cố hết sức rồi.”
Tại Nhật Bản thì khác, nhóm Kaizen không đổ lỗi mà tiếp tục suy nghĩ và cố gắng tìm ra cách thức để người dân không phải tập trung chú ý mà vẫn giảm được điểm dính bẩn. Họ đã tìm ra biện pháp Kaizen khác.
Thay vì đưa ra thông báo,
họ vẽ trực quan hai bàn chân, rất dễ nhận diện vị trí ngồi đúng cho những người
cần sử dụng bồn cầu. Kết quả đã giảm từ 8 điểm dính bẩn xuống còn 4 điểm. Điều
này có nghĩa là khi đi vệ sinh, số người ngồi đúng vị trí đã tăng thêm 50% nhờ
hình vẽ trực quan hai bàn chân.
Đây là kết quả thực sự
ấn tượng, nhưng vẫn còn 50% chưa tuân thủ. Nhóm Kaizen vẫn không tìm cách đổ
lỗi và tiếp tục suy nghĩ xem có cách nào dễ hơn nữa, người dân không cần phải
chú ý hay tập trung mà vẫn dễ dàng thực hiện đúng.
Họ đã Kaizen tiếp như sau: Thay hình vẽ trực quan hai bàn chân bằng hai cục gạch hình bàn chân nổi. Khi đi vệ sinh, mọi người bắt buộc phải đứng trên hai cục gạch này và trọng tâm luôn được đặt đúng chỗ. Từ còn 4 điểm bẩn đã giảm xuống không còn điểm nào. Nhân viên vệ sinh cũng không phải lau chùi cực nhọc nữa. Kết quả trên cả tuyệt vời mà không hề làm người dân cảm thấy phiền lòng.
Chúng ta cùng tổng kết lại bài học kaizen này qua hình ảnh tổng hợp dưới đây:
Qua ví dụ trên ta thấy
họ kaizen đã đạt đến mức “Zero” không sai lỗi, mà không đòi hỏi người thực hiện
phải quá tập trung, chú ý khi làm việc. Họ đã loại bỏ nguồn gốc của vấn đề có
thể gây ra sai hỏng. Cơ hội gây ra sai hỏng là không còn. Đó chính là phương
pháp kaizen ZQC.
Các kỹ thuật kaizen
ZQC thường bao gồm các thứ sau:
Cơ khí
Quang học
Điện tử
Phần mềm / AI – Trí tuệ nhân tạo/ Robot.
Point and Calling. (Chỉ và Hô to để bớt gây
sai hỏng)
Quy trình/Hướng dẫn công việc/checklist/Biểu
mẫu trong các hệ thống như ISO, HACCP. GMP…..Các tài liệu này nêu rõ các điểm
kiểm soát, giúp mọi người kịp thời phát hiện các công việc hỏng trước khi gây
ra hậu quả. (Việc này chỉ có hiệu quả khi chúng ta áp dụng ISO, HACCP, GMP…là
thực chứ không phải là hình thức).