ISO 9001 – Hệ thống Quản lý Chất lượng (QMS)

Lợi ích của việc áp dụng

  • Đánh giá bối cảnh hoạt động tổng thể của doanh nghiệp để xác định các bên chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của doanh nghiệp và họ mong muốn gì. Điều này cho phép doanh nghiệp tuyên bố rõ ràng các mục tiêu xác định các cơ hội kinh doanh & giải quyết các rủi ro liên quan.
  • Đặt khách hàng lên hàng đầu, đảm bảo đáp ứng ổn định các yêu cầu và vượt trội mong đợi của khách hàng. Điều này có dẫn đến khách hàng lặp lại, các khách hàng mới, tăng trưởng kinh doanh và khả năng xâm nhập các thị trường mới.
  • Làm việc theo phương pháp hiệu quả hơn khi tất cả các quá trình được liên kết và được mọi người hiểu rõ. Điều này làm tăng năng suất và hiệu quả, giúp cắt giảm chi phí & đảm bảo tuân thủ các yêu cầu luật định và chế định.

[Trích ISO 9001:2015 How to use it, một ấn phẩm của ISO.org]

Bao nhiêu tổ chức đã được chứng nhận?

Hình 1: Chứng nhận ISO 9001 toàn cầu đến 2017 theo kết quả khảo sát của iso.org
Hình 2: Chứng nhận ISO 9001 tại Việt nam đến 2017 theo kết quả khảo sát của iso.org

[Dữ liệu kết qủa khảo sát 2017 của iso.org xem tại đây]

TDC đã thực hiện 1041 dự án

Hình 3: Số dự án ISO 9001 TDC đã tư vấn – đào tạo giai đoạn 2001 đến 11/2018

Quy trình triển khai dịch vụ tư vấn – đào tạo: xem tại đây

Mô hình tương tác các quá trình của QMS

Hình 4: Một minh hoạ về mô hình tương tác các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng

Các nguyên tắc

1. Hướng vào khách hàng

Đáp ứng và vượt trội các nhu cầu của khách hàng là sự tập trung chính yếu của quản lý chất lượng và điều này sẽ giúp đóng góp vào thành công lâu dài của doanh nghiệp. Nó không quan trọng không chỉ tạo ra sự hấp dẫn nhưng còn duy trì sự tin cậy của khách hàng, do đó việc thích ứng với nhu cầu của khách hàng trong tương lai là chìa khóa quan trọng.

2. Vai trò của lãnh đạo

Việc có một định hướng hoặc sứ mệnh thống nhất đến từ vai trò của lãnh đạo là điều cần thiết để đảm bảo rằng mọi người trong doanh nghiệp đều hiểu những gì doanh nghiệp đang cố gắng để đạt được.

3. Sự tham gia của mọi người

Việc tạo ra các giá trị cho khách hàng sẽ thực hiệndễ dàng hơn nếu doanh nghiệp có đủ năng lực, đượctrao quyền và tham gia của mọi người ở tất cả các cấp độ trong doanh nghiệp.

4. Tiếp cận theo quá trình

Việc hiểu rõ các hoạt động như là các quá trình liên kết với nhau và các chức năng như một hệ thống giúp đạt được các kết quả ổn định và dự báo được. Đảm bảo mọi người quen thuộc với các hoạt động của doanh nghiệp và cách thức họ làm việc cùng nhau sẽ tạo ra các cải tiến hiệu quả.

5. Cải tiến

Các doanh nghiệp thành công có sự tập trung liên tục vào cải tiến. Phản ứng với các thay đổi trong môi trường nội bộ và môi trường bên ngoài là cần thiết nếu doanh nghiệp muốn liên tục chuyển giao các giá trị đến khách hàng. Điều này thực sự rất quan trọng trong thời kỳ hiện nay khi mọi thứ thay đổi quá nhanh.

6. Ra quyết định dựa trên bằng chứng

Việc ra các quyết định không bao giờ là dễ dàng và nó liên quan một cách tự nhiên đến một mức độ không chắc chắn, nhưng việc đảm bảo các quyết định của doanh nghiệp dựa trên phân tích và đánh giá dữ liệu có nhiều khả năng đưa đến các kết quả mong đợi.

7. Quản lý mối quan hệ

Việc xác định các mối quan hệ quan trọng giữa doanh nghiệp với các bên quan tâm liên quan như các nhà cung cấp chẳng hạn, và thiết lập kế hoạch quản lý các mối quan hệ sẽ đưa đến thành công bền vững.

Quy trình triển khai dịch vụ tư vấn – đào tạo: xem tại đây